Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Báo cáo thị trường bất động sản quý IV và cả năm 2022 của Bộ Xây dựng cho biết giá giao dịch đất nền tại nhiều địa phương tăng cao trong 2 quý đầu năm và giảm dần về cuối năm. Cụ thể, trong quý IV, giá giao dịch bình quân đất nền không tăng so với quý trước, cá biệt có một số dự án tại một số khu vực có xu hướng giảm nhưng không nhiều.
Không chỉ với đất nền, đối với căn hộ chung cư trong quý IV cũng ghi nhận giá bình quân không tăng so với quý trước. Tương tự, giá căn hộ du lịch, biệt thự du lịch tại hầu hết các dự án đang mở bán vẫn giữ nguyên mức giá của quý III/2022.
Trong khi các phân khúc trên diễn ra trầm lắng thì bất động sản công nghiệp được ghi nhận là điểm sáng của thị trường bất động sản năm 2022 với tỷ lệ lấp đầy của các khu công nghiệp trên cả nước có xu hướng tăng, đạt khoảng trên 80%, trong đó tỷ lệ lấp đầy bình quân của các khu công nghiệp tại các tỉnh phía Nam đạt cao nhất cả nước, đạt khoảng 85%.
Một số khu công nghiệp tại Hà Nội, TP. HCM, Đồng Nai, Bắc Ninh, Bắc Giang, Bình Dương được lấp đầy gần như hoàn toàn. Bình Dương là địa phương có tỷ lệ lấp đầy cao nhất cả nước, với 29 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động với tỷ lệ lấp đầy đạt trên 95%.
Đáng chú ý, Bộ Xây dựng cho biết giá thuê bất động sản công nghiệp tăng khoảng 10% so với kỳ trước, trung bình 100-120 USD/m2/chu kỳ thuê và có xu hướng tiếp tục tăng, nhất là tại thị trường phía Nam do nguồn cung hạn chế. Trong đó, giá thuê trung bình trong các khu công nghiệp tại Hà Nội và các tỉnh miền Bắc trong khoảng từ 90-120 USD/m2/chu kỳ thuê.
Giá thuê trung bình trong các khu công nghiệp tại TP. HCM và các tỉnh miền Nam trong khoảng từ 100-300 USD/m2/chu kỳ thuê. Trong đó, giá thuê trung bình tại TP. HCM khoảng từ 180-300 USD/m2/chu kỳ thuê, cao nhất cả nước.
Theo số liệu thống kê của Cục Đăng ký kinh doanh - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản thành lập mới và số lượng doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong năm 2022 tăng so với cùng kỳ năm 2021.
Cụ thể, số lượng doanh nghiệp thành lập mới là 8.593 doanh nghiệp, tăng khoảng 13,7%; số lượng doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là 2.081 doanh nghiệp, tăng khoảng 56,7%; số lượng doanh nghiệp bất động sản tuyên bố phá sản, giải thể cũng tăng khoảng 38,7% so với cùng kỳ năm trước.
Bộ Xây dựng đánh giá năm 2022 vẫn là năm các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản gặp nhiều thách thức và phải thay đổi phương án kinh doanh, quản lý như tái cơ cấu nợ, tái cơ cấu hoạt động kinh doanh, thu hẹp quy mô đầu tư sản xuất kinh doanh, tinh giản tối đa bộ máy, giảm lực lượng lao động; dừng, đình hoãn hoạt động đầu tư, thi công xây dựng một số dự án; dừng triển khai các dự án mới; dừng phát hành cổ phiếu tăng vốn; dừng IPO; có tập đoàn giảm đến 50% lực lượng lao động để ứng phó với điều kiện khó khăn hiện tại.
Nhìn chung, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đang gặp nhiều khó khăn, do khó trong tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng, phát hành trái phiếu và huy động vốn của khách hàng dẫn đến nhiều doanh nghiệp thiếu vốn phải giãn tiến độ hoặc tạm dừng triển khai thực hiện dự án.
Ngoài ra, lãi suất cho vay, tỷ giá ngoại tệ, giá xăng dầu, giá vật liệu xây dựng tăng, dẫn đến chi phí của doanh nghiệp cũng tăng cao gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; thiếu dòng tiền để trả cho doanh nghiệp cung ứng và trả lương người lao động do chủ đầu tư không có nguồn để thanh toán và thực hiện các nghĩa vụ thuế.
Bộ Xây dựng cũng cho rằng việc khách hàng mua bất động sản khó tiếp cận vốn vay của các tổ chức tín dụng gián tiếp ảnh hưởng đến thanh khoản các sản phẩm, dự án bất động sản dẫn đến các doanh nghiệp không bán được sản phẩm để thu hồi vốn và tái đầu tư.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.