Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Chính sách tích cực
Từ 1/7, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở sửa đổi đã có hiệu lực đã tác động rất lớn đến thị trường bất động sản. Điển hình như việc mở cửa cho người Việt Nam ở nước ngoài, người nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam được mua và sở hữu nhà.
Bên cạnh đó, các quy định về tài chính, bảo lãnh dự án, cho vay... có nhiều thay đổi tích cực cũng tác động mạnh tới các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản.
Thực tế, nhu cầu nhà ở tại Việt Nam đang tăng lên rất cao khi các công ty sản xuất nước ngoài đang gia tăng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Các nhà đầu tư lớn từ Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc đang quay trở lại Việt Nam với nhiều dự án đầu tư dài dạn, kéo theo nhu cầu nhà cho chuyên gia và công nhân tăng cao.
Dòng vốn ngoại rất lớn lên tới nhiều tỷ USD được dự báo sẽ tiếp tục đổ vào thị trường BĐS trong thời gian tới.
Ông Võ Minh Hoàng, Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư địa ốc Tiến Phát, nhận định: "Thị trường BĐS phục hồi tốt đi kèm với nhiều chính sách thông thoáng, cũng là thời điểm nhà đầu tư nước ngoài quay lại với các dòng vốn chất lượng hơn. Thường là họ kết hợp góp vốn với các nhà đầu tư nội địa đã có quỹ đất, dự án sẵn để đầu tư, bởi vì họ cần một đối tác Việt Nam am hiểu thị trường, pháp lý vững vàng".
"Ngược lại, doanh nghiệp BDS của chúng ta cũng cần kinh nghiệm quản lý, kinh nghiệm, các chuẩn mực phát triển dự án mới của nước ngoài để đầu tư dự án cạnh tranh hơn. Do đó sắp tới dòng vốn M&A vào Việt Nam sẽ rất lớn", ông nhấn mạnh thêm.
Tất cả các yếu tố trên như luồng gió mới giúp thị trường bất động sản hút được lượng vốn lớn từ nước ngoài đổ vào. Hơn nữa, đây là cơ hội để phân khúc nhà cao cấp, biệt thự, nhà liền kề phát triển. Việc quy định vốn pháp định đối với doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đã sàng lọc được những doanh nghiệp yếu kém, giúp thị trường minh bạch hơn.
Các doanh nghiệp BĐS muốn bán dự án cần có bảo lãnh ngân hàng, thì những doanh nghiệp có tiềm lực thực sự mới có thể tồn tại được trong thời điểm này. Các ngân hàng cũng sẽ lựa chọn những doanh nghiệp có đủ khả năng về tài chính và năng lực để bảo lãnh.
Các chủ đầu tư được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án đã giúp các doanh nghiệp quay vòng vốn nhanh hơn. Đồng thời, có thể thấy rõ, quy định này có hiệu lực, các thương vụ M&A dự án sẽ diễn ra rầm rộ hơn, các doanh nghiệp có tiềm lực mạnh sẽ thâu tóm được những quỹ đất sạch để sớm có dự án đưa vào thị trường.
Dòng vốn mới sẽ sôi động hơn
Ông Marc Townsend, Tổng giám đốc Công ty TNHH CBRE Việt Nam, nhận định rằng các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tăng cường mạnh mẽ các thương vụ M&A BĐS trên hai phân khúc, đó là văn phòng cho thuê và dự án nhà ở trung – cao cấp.
Bởi số lượng các nhà đầu tư nước ngoài hoạt động kinh doanh tại Việt Nam không ngừng gia tăng trong thời gian tới, lĩnh vực văn phòng cho thuê dài hạn đang trở nên rất hấp dẫn vì sẽ mang lại nguồn lợi nhuận lâu dài. Do vậy, các nhà đầu tư nước ngoài đang tích cực săn tìm các dự án tòa nhà văn phòng lớn để mua lại và tái hoạt động.
"Đối với phân khúc nhà ở, vì nhu cầu mua nhà tại Việt Nam đang rất lớn nên các nhà đầu tư nước ngoài cũng đang ráo riết săn tìm những dự án có vị trí tốt, sinh lời nhanh để hợp tác liên doanh hoặc mua đứt 100%. Theo quan sát của chúng tôi, các dự án có giá hợp lý, pháp lý rõ ràng nằm dọc theo các tuyến metro, đường cao tốc vẫn là ưu tiên hàng đầu trong các cuộc mua bán", ông Marc Townsend nhấn mạnh.
Ông Toshihiko Muneyoshi, Chủ tịch Quỹ đầu tư Creed Group cho biết: Sau một năm tìm hiểu, chúng tôi đã đầu tư 200 triệu USD vào doanh nghiệp BĐS trong nước. Đó là Công ty BĐS An Gia đã hội đủ tiêu chí đầu tư như: triển khai nhanh các dự án, bán hàng nhanh, đội ngũ trẻ, năng động và có tầm chiến lược.
Theo ông, đây chỉ là bước khởi đầu trong hợp tác, nếu thị trường bất động sản Việt Nam phát triển tốt Creed Group sẽ bơm tiếp hàng trăm triệu USD vào các doanh nghiệp BĐS.
Hiện nguồn vốn đầu tư từ Nhật Bản đang được doanh nghiệp BĐS TP.HCM rất coi trọng vì có độ tin cậy cao, chắc chắn và được xem là một nguồn vốn đầu tư có chất lượng. Các nhà đầu tư phía Nhật có quá trình nghiên cứu, tìm hiểu các doanh nghiệp nội địa rất kỹ để có sự sàn lọc trước khi bắt tay hợp tác.
Vấn đề là doanh nghiệp chúng ta phải làm sao đạt được độ tín nhiệm cao, uy tín tốt, thương hiệu sinh lợi hiệu quả, và nhất là cần phải hết sức minh bạch.
Giới phân tích thì nhìn nhận, việc cho phép người nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam sẽ thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của thị trường. Đặc biệt, sự thay đổi này sẽ giải quyết được 1 lượng lớn hàng tồn kho cho bất động sản. Nhà đầu tư nước ngoài sẽ giải quyết được các gói nợ xấu từ BĐS của những dự án tốt, thông qua hoạt động mua bán nợ…
Thị trường BĐS sau khi hoạt động ổn định ở những phân khúc trung bình và nhà ở xã hội đã nhanh chóng chuyển sang phân khúc cao cấp hơn. Hàng loạt các bất động sản cao cấp được mở rộng đầu tư, thu hút các nguồn lực mới từ đối tác nước ngoài.
Theo ông Nguyễn Hồng Sơn, đại diện Công ty Savills Hà Nội, hiện nhu cầu của người nước ngoài mong muốn sở hữu BĐS trong nước là rất lớn với phân khúc sản phẩm được chú ý nhất là những biệt thự nghỉ dưỡng ven biển, căn hộ cao cấp, biệt thự trong trung tâm thành phố.
Các chuyên gia của CBRE cho rằng, kinh tế Việt Nam tiếp tục phục hồi và mở rộng sản xuất, kinh doanh. Điều đó sẽ giúp cho thị trường BĐS có thêm nhiều cơ hội mới. Việt Nam đang tiếp tục là điểm đầu tư hấp dẫn đối với các doanh nghiệp nước ngoài và đón nhận số lượng lớn người nước ngoài đến ở, sinh sống và làm việc, là những yếu tố hấp dẫn nhất cho thị trường BĐS.
Theo đánh giá của nhiều nhà đầu tư nước ngoài, bên cạnh các chính sách đầu tư, thủ tục hành chính thông thoáng, đơn giản hơn nữa để thu hút thêm các nguồn vốn ngoại đổ mạnh vào, Việt Nam cũng cần có thị trường tài chính vững chắc để đảm bảo được nguồn cần thiết đáp ứng cho nhu cầu phát triển hiện nay.
Đây sẽ là những động lực quan trọng cho thị trường BĐS phát triển bền vững.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.