'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Vào giữa năm 2017, giá đất Phú Quốc tăng nóng vì nhà đầu tư nào cũng đặt kỳ vọng Phú Quốc sẽ lên đặc khu kinh tế. Khi ấy, giá đất tại Phú Quốc liên tục tăng nhanh tới 10-20 lần chỉ trong thời gian ngắn. Thậm chí, có lô đất giá 800 triệu đồng, nhưng chỉ sau 3 năm đã lên tới 18 tỷ đồng.
Thế nhưng, ngay sau lệnh tạm dừng phân lô, tách thửa đất, giao dịch thì thị trường bất động sản Phú Quốc theo đó cũng èo uột, giảm giá mạnh.
Nhiều nhận định bất động sản nơi đây sẽ còn thay đổi nhiều khi mới đây UBND tỉnh Kiên Giang kiến nghị Thủ tướng cho tạm dừng việc lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đảo Phú Quốc thành đặc khu kinh tế cho tới khi Luật đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt được Quốc hội thông qua.
Đồng thời, UBND tỉnh Kiên Giang cũng đề nghị được lập mới quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đảo Phú Quốc theo hướng quy hoạch khu kinh tế Phú Quốc.
Nếu đề xuất này được chấp thuận, thị trường bất động sản Phú Quốc sẽ chịu tác động thế nào? Nhà đầu tư nào bị ảnh hưởng? Giá đất có thay đổi thế nào?....
Trao đổi với PV, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam Nguyễn Văn Đính nhận định đề nghị này của Kiên Giang ít nhiều sẽ ảnh hưởng tới thị trường bất động sản.
Ông Đính cho biết thị trường vừa qua ở Phú Quốc là một sự hỗn loạn, rối rắm bởi Phú Quốc chưa có quy hoạch cụ thể phát triển sử dụng đất, đầu tư và phát triển hạ tầng phát triển kinh tế huyện đảo Phú Quốc như thế nào. Với việc có quy hoạch rõ ràng hơn như đề xuất của Kiên Giang sẽ giúp nhà đầu tư có niềm tin hơn.
“Bản chất của Phú Quốc là đặc khu hay không là đặc khu thì vẫn là khu vực tiềm năng về phát triển du lịch và kinh tế. Tuy nhiên trong giai đoạn vừa qua có sự bùng nổ quá mạnh về các hoạt động đầu tư vào những khu vực nằm ngoài quy hoạch. Đó là những đầu tư nhỏ lẻ, manh mún. Sau khi Phú Quốc đình chỉ những hoạt động đó lại, một lượng tiền khá lớn của những nhà đầu tư kiểu này đã bị đọng lại. Về tâm lí, tôi nhận định các nhà đầu tư nhỏ lẻ sẽ choáng váng", ông Đính nhận định.
Ông Đính cho rằng để phát triển bền vững, tỉnh Kiên Giang cần có một quy hoạch tốt hơn, rõ hơn và đặc biệt là quản lý chặt chẽ hơn để các hoạt động đầu tư tốt hơn. Việc phát triển Phú Quốc về dài hạn phụ thuộc vào chất lượng quy hoạch rất nhiều.
Còn ông Đặng Đức Giới, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển bất động sản đặc khu (DK Land) đánh giá việc UBND tỉnh Kiên Giang vừa có đề nghị dừng quy hoạch Phú Quốc thành đặc khu kinh tế, nếu xét về khía cạnh quản lý địa phương, đây là điều cần làm và mang tính thiết thực phục vụ cho công tác quản lý, định hướng phát triển và đề ra các chính sách cụ thể mang tính ngắn hạn, cụ thể, từng bước.
Khi đó, việc hoàn thành các chỉ tiêu xã hội - kinh tế sẽ được thúc đẩy. Sau này khi Phú Quốc phát triển lên sẽ giúp giảm bớt đi những việc phải làm, công tác quản lý có thể sẽ bền vững và sâu sát hơn.
Theo ông Giới, kiến nghị tạm dừng quy hoạch Phú Quốc lên đặc khu sẽ ít tác động đến các nhà đầu tư nhỏ lẻ, lướt sóng. Bởi sau giai đoạn phát triển nóng của thị trường bất động sản vào giữa năm 2017 và đầu năm 2018, thi trường bất động sản Phú Quốc có dấu hiệu chững lại và “nguội lạnh” cho đến nay. Thị trường sẽ vẫn còn tiếp tục khó khăn cho đến qua đầu năm 2020.
Mặc dù, từ đầu năm 2019 UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành hàng loạt quyết định để tháo gỡ các vướng mắc do hậu quả “sốt đất” để lại, nhưng thị trường chưa có chuyển biến rõ rệt. Những quyết định này vẫn chưa tạo ra cú hích lớn cho thị trường nên các nhà đầu tư đang chờ đợi chính sách lớn hơn và mang tính sâu rộng hơn.
Do đó, thời điểm hiện tại việc Phú Quốc có lên đặc khu hay không các nhà đầu tư nhỏ lẻ họ không quan tâm nữa.
Còn đối với các nhà đầu tư lớn, ông Giới cho rằng, đề nghị của Kiên Giang sẽ tác động nhiều đến họ bởi các nhà đầu tư này thường lên kế hoạch đầu tư và mong muốn sẽ phát triển theo hướng đặc khu, để được hưởng những chính sách ưu đãi tốt hơn.
Thế nhưng, tại hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Kiên Giang năm 2019 diễn ra cuối tháng 7 vừa qua, UBND tỉnh Kiên Giang cho biết đã có 18 nhà đầu tư với 20 dự án có tổng số vốn 43.385 tỷ đồng vừa được UBND tỉnh này trao quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Đáng lưu ý, số vốn đầu tư của các dự án “đổ” vào Phú Quốc khoảng 23.474 tỷ đồng, chiếm 54,1% tổng số vốn mà tỉnh Kiên Giang thu hút được từ hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2019.
Trả lời báo chí về việc tỉnh Kiên Giang vừa đề nghị tạm dừng lập quy hoạch Phú Quốc theo hướng đặc khu, Bộ Xây dựng cho hay đã có hai văn bản gửi Văn phòng Chính phủ về nội dung này gồm: Văn bản số 1839/BXD-QHKT ngày 07-8-2019 về việc triển khai lập quy hoạch đảo Phú Quốc theo định hướng khu kinh tế và Văn bản số 1655/BXD-QHKT ngày 16-7-2019 về ý kiến đối với kiến nghị bổ sung của UBND tỉnh Kiên Giang. Theo đó, Bộ Xây dựng đã nêu rõ việc tổ chức lập Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đảo Phú Quốc theo định hướng Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt tại thời điểm này là chưa đủ căn cứ và không phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành về quy hoạch. Bộ Xây dựng cho hay đã thống nhất với kiến nghị của UBND tỉnh Kiên Giang về việc tạm dừng việc lập Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đảo Phú Quốc theo định hướng Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. Đồng thời, Bộ Xây dựng cũng đề nghị UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức lập mới Quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc theo ý kiến đồng ý về chủ trương của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 739/TTg-CN ngày 8/6/2018, quy hoạch đảo Phú Quốc, theo định hướng đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, nhằm định hướng phát triển không gian đảo Phú Quốc trong giai đoạn tới, tạo tiền đề cho Phú Quốc phát triển nhanh và bền vững, phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành. |
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.