'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Phòng Quản lý đô thị TP. Hạ Long cho biết Tập đoàn Vingroup vừa có văn bản đề nghị UBND tỉnh Quảng Ninh và UBND TP. Hạ Long xem xét cho phép đơn vị này được nghiên cứu quy hoạch, đầu tư dự án công viên rừng Hạ Long tại khu vực phía bắc Quốc lộ 18A thuộc các phường Hà Khẩu, Đại Yên với quy mô khoảng 650ha.
Theo đó, khu vực được đề xuất làm công viên rừng Hạ Long nằm đối diện với dự án khu phức hợp Hạ Long Xanh (do Tập đoàn Vingroup làm chủ đầu tư, đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư).
Hiện khu vực này là đồi núi, cây xanh nhưng khu vực chân núi, mặt đường Quốc lộ 18A bị tác động bởi hoạt động khai thác đất nên cảnh quan xấu, nguy cơ sạt lở cao, trong khi đây lại là cửa ngõ ra vào TP. Hạ Long.
Dự án có mục tiêu xây dựng một khu công viên rừng công cộng để người dân TP. Hạ Long và khách du lịch có thêm điểm dừng chân, nghỉ ngơi với môi trường xanh sạch đẹp, đồng thời tạo cảnh quan đẹp nổi bật, đồng bộ với dự án khu phức hợp Hạ Long Xanh và tương xứng với cảnh quan thiên nhiên của Vịnh Hạ Long.
Vingroup đề xuất khởi công thực hiện dự án công viên rừng Hạ Long trong năm 2022 và hoàn thành trong năm 2023.
Được biết, hiện Phòng Quản lý đô thị TP. Hạ Long đang nghiên cứu để tham mưu UBND thành phố xem xét đề nghị của Vingroup. (Xem thêm)
Savills Việt Nam vừa công bố số liệu mới nhất về tổng giá trị của loại hình bất động sản trên quy mô toàn thế giới trong giai đoạn 2020-2021. Nhìn chung, đơn vị cho biết bất động sản được xem là kho lưu trữ của cải lớn nhất thế giới, và trong thời gian gần đây, phân khúc nhà ở đã nâng giá trị của bất động sản toàn cầu lên một tầm cao mới.
Giá trị của tất cả loại hình bất động sản trên toàn thế giới đã đạt mức cao kỷ lục với 326,5 nghìn tỷ USD vào năm 2020, tăng 5% so với năm 2019. Sự tăng trưởng này được thúc đẩy nhờ bất động sản nhà ở, đây cũng là phân khúc bất động sản chiếm tỷ trong lớn nhất, tương đương 79% tổng giá trị bất động sản toàn cầu. Giá trị của bất động sản nhà ở trong năm vừa qua tăng 8%, đạt mức 258,5 nghìn tỷ USD.
Là kho lưu trữ của cải quan trọng nhất trên thế giới, giá trị bất động sản toàn cầu cao hơn giá trị gộp của chứng khoán và trái phiếu, và gấp gần 4 lần GDP toàn cầu. Giá trị của tất cả các mỏ vàng được khai thác hiện nay khoảng 12,1 nghìn tỷ USD, chỉ chiếm 4% giá trị bất động sản toàn cầu.
Theo số liệu của Savills, Trung Quốc với dân số hơn 1,4 tỷ người là thị trường nhà ở có giá trị nhất thế giới và chiếm tới 30% tổng giá trị toàn cầu. Tổng giá trị nhà ở tại đây đã tăng 13% vào năm 2020 do giá cả tăng mạnh cùng với sự ra mắt các nguồn cung mới. Theo sau là thị trường Mỹ, chiếm 11% tổng giá trị bất động sản nhà ở của thế giới.
Theo số liệu ghi nhận, 10 quốc gia bao gồm: Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Đức, Anh, Pháp, Hàn Quốc, Canada, Ý và Úc, chiếm 75% tổng giao dịch nhà ở toàn cầu. Những bất động sản có giá trị cao tập trung nhiều ở châu Âu và Bắc Mỹ, chiếm 43% tổng giá trị toàn cầu, mặc dù số dân ở đây chỉ chiếm 17% dân số thế giới.
Trong khi Covid-19 đã khiến nhiều hoạt động kinh tế bị đình trệ thì bất động sản nhà ở tại Việt Nam vẫn là một trong những thị trường có tốc độ phát triển nhanh nhất tại khu vực Đông Nam Á. (Xem thêm)
Tại buổi làm việc với Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh mới đây, Tập đoàn Amata và các đối tác đã báo cáo ý tưởng đầu tư phát triển các dự án khu công nghiệp trong phạm vi khu phức hợp đô thị công nghiệp công nghệ cao thuộc Khu kinh tế ven biển Quảng Yên.
Theo báo cáo, tập đoàn này sẽ phối hợp với Tập đoàn Marubeni (Nhật Bản) và Tập đoàn GS (Hàn Quốc) mong muốn đầu tư phát triển 2 dự án khu công nghiệp trong phạm vi khu phức hợp đô thị công nghiệp công nghệ cao. Cụ thể, khu công nghiệp do Tập đoàn Marubeni đề xuất có diện tích 724ha; khu công nghiệp do Tập đoàn GS đề xuất có diện tích 676ha.
Trong 2 khu công nghiệp này có đầy đủ các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe, giáo dục đào tạo phục vụ công nhân trong khu công nghiệp và người dân khu vực lân cận. (Xem thêm)
Như VietnamFinance đã đề cập trong nhiều bài viết trước, dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản hiện đang được Bộ Tư pháp thẩm định.
Bộ Xây dựng cho biết theo khoản 2 điều 10 của Nghị định số 76/2015/NĐ-CP quy định về các trường hợp kinh doanh bất động sản nhỏ lẻ, không thường xuyên không phải thành lập doanh nghiệp kinh doanh bất động sản. Trong đó có một số nội dung quy định chưa rõ ràng khi áp dụng, như việc xác định trường hợp nào là bán, cho thuê, cho thuê mua nhà, công trình xây dựng thuộc sở hữu của mình với trường hợp mua, nhận chuyển nhượng nhà, công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua.
Hay trường hợp nào là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đầu tư xây dựng nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua mà không phải thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về nhà ở.
Đặc biệt, quá trình theo dõi, rà soát tình hình thị trường bất động sản trong những năm gần đây, Bộ Xây dựng chỉ ra thị trường bất động sản thời gian qua có nhiều hiện tượng tổ chức, cá nhân không thành lập doanh nghiệp kinh doanh bất động sản nhưng đã mua bán các bất động sản có giá trị rất lớn, mua đi bán lại nhiều bất động sản, nhiều lần nhằm làm tăng giá bất động sản để đầu cơ kiếm lợi.
Một số trường hợp mua gom đất rồi phân lô đất để chuyển nhượng mà không thực hiện thủ tục đầu tư dự án bất động sản.
Điển hình, Bộ Xây dựng cho biết có hiện tượng tại tỉnh Lâm Đồng, một cá nhân mua cả một quả đồi rồi tự ý thay đổi hiện trạng đất, làm đường giao thông, phân lô bán nền đất lên đến trên 2.000 lô đất trên diện tích gần 36ha nhưng không lập dự án đầu tư, không làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất, không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định, cho phép…
“Các hoạt động này đã gây bất ổn, làm méo mó thị trường bất động sản, làm phát sinh các rủi ro cho các tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh bất động sản, nhà nước bị thất thu thuế”, Bộ Xây dựng nhấn mạnh. (Xem thêm)
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 27/2021/QĐ-TTg về việc giảm tiền thuê đất của năm 2021 đối với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Đối tượng áp dụng là tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân đang được Nhà nước cho thuê đất trực tiếp theo quyết định hoặc Hợp đồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền dưới hình thức trả tiền thuê đất hàng năm (người thuê đất).
Quy định này áp dụng cho cả trường hợp người thuê đất không thuộc đối tượng miễn, giảm tiền thuê đất và trường hợp người thuê đất đang được giảm tiền thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật khác có liên quan.
Quyết định quy định giảm 30% tiền thuê đất phải nộp của năm 2021 đối với người thuê đất quy định ở trên; không thực hiện giảm trên số tiền thuê đất còn nợ của các năm trước năm 2021 và tiền chậm nộp (nếu có).
Mức giảm tiền thuê đất quy định ở trên được tính trên số tiền thuê đất phải nộp của năm 2021 theo quy định của pháp luật. Trường hợp người thuê đất đang được giảm tiền thuê đất theo quy định thì mức giảm 30% tiền thuê đất được tính trên số tiền thuê đất phải nộp sau khi đã được giảm theo quy định của pháp luật. (Xem thêm)
Vừa qua, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua kế hoạch cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn thành phố.
Theo đó, từ nay đến hết quý II/2022, Hà Nội sẽ rà soát hiện trạng các chung cư đã được kiểm định và tổ chức kiểm định toàn bộ các nhà chung cư còn lại của 4 khu chung cư cũ có nhà nguy hiểm cấp D gồm Giảng Võ, Thành Công, Ngọc Khánh, Bộ Tư pháp.
Đồng thời, Hà Nội sẽ tổ chức kiểm định 6 khu chung cư có tính khả thi cao như Kim Liên, Trung Tự, Khương Thượng, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Nam và Nghĩa Tân.
Theo kế hoạch, 10 khu chung cư cũ trên sẽ được lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 trước quý IV/2022. Sau khi được phê duyệt, Hà Nội sẽ khởi công xây dựng lại các khu chung cư này trong giai đoạn từ năm 2021-2025.
Khu chung cư cũ tại Thành Công là 1 trong 4 khu có nhà nguy hiểm cấp D. Trên địa bàn này hiện có khoảng 80 khu tập thể từ 2 đến 5 tầng, được xây dựng từ những thập niên 7-8 của thế kỷ trước. Các khu tập thể này hiện đều trong tình trạng hư hỏng và xuống cấp.
Việc cải tạo, xây dựng lại các khu tập thể cũ Thành Công cũng là vấn đề đã được đề cập từ nhiều năm nay và cũng gây ra nhiều tranh cãi bởi các ý tưởng đề xuất. (Xem thêm)
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lâm Đồng tuần qua đã có công văn phúc đáp các văn bản của Công ty Cổ phần đầu tư du lịch Sài Gòn Đại Ninh về dự án khu đô thị thương mại, du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái Đại Ninh.
Văn bản của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lâm Đồng nêu rõ: các sở, ngành tỉnh Lâm Đồng đang triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo chỉ đạo của UBND tỉnh về việc thực hiện Kết luận số 1033/KL-TTCP ngày 30/6/2021 của Thanh tra Chính phủ về dự án khu đô thị thương mại, du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái Đại Ninh.
Do đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lâm Đồng đề nghị Công ty Cổ phần đầu tư du lịch Sài Gòn Đại Ninh (chủ đầu tư) phối hợp với các sở ban ngành, địa phương để đẩy nhanh tiến độ thực hiện theo chỉ đạo của UBND tỉnh.
Sở này cũng cho biết Công ty Cổ phần đầu tư du lịch Sài Gòn Đại Ninh đã tạm nộp số tiền sử dụng đất là 100 tỷ đồng, qua đó thể hiện doanh nghiệp có năng lực và quyết tâm thực hiện dự án trên.
Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các thủ tục theo chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư đề nghị chủ đầu tư chuẩn bị các hồ sơ thực hiện thủ tục điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án 24 tháng (theo thời hạn được UBND tỉnh gia hạn thời gian đưa đất vào sử dụng).
Cụ thể, Sở yêu cầu Sài Gòn Đại Ninh báo cáo tình hình triển khai dự án đầu tư đến thời điểm điều chỉnh: thủ tục chuẩn bị đầu tư (đất đai, rừng, quy hoạch, xin phép xây dựng, đánh giá tác động môi trường,…); tình hình triển khai xây dựng; tiến độ thực hiện vốn đầu tư...(Xem thêm)
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn đã ký quyết định phê duyệt đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cho dự án Khu đô thị mới Xuân Thành giai đoạn 1 có tổng mức đầu tư gần 550 tỷ do Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Harumi (thành viên của SCTI Group) làm chủ đầu tư tại huyện Nghi Xuân.
Dự án Khu đô thị mới Xuân Thành được UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 vào tháng 4/2020. Tổng diện tích quy hoạch là 116ha tại 2 xã Xuân Thành (63,40ha) và xã Cổ Đạm (53,14ha) thuộc huyện Nghi Xuân và được chia làm 2 giai đoạn.
Giai đoạn 1 sẽ đầu tư xây dựng tại xã Xuân Thành với tổng diện tích 45,5ha. Trong đó, sẽ đầu tư xây dựng đồng bộ phần kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu dân cư, xây dựng trung tâm đào tạo nghề cho lao động với quy mô 400 học viên, nhà đa năng trên diện tích 4.024m2. Tổng mức đầu tư gần 550 tỷ đồng, trong đó, chi phí thực hiện dự án 424,3 tỷ đồng, chi phí giải phóng mặt bằng 125,2 tỷ đồng. Dự án sẽ được đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của Nghị định số 25/2020/NĐ-CP. Thời gian thực hiện 60 tháng kể từ ngày hợp đồng thực hiện dự án có hiệu lực. (Xem thêm)
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.