Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Dự án Khu du lịch San hô xanh Côn Đảo nằm trên đường Nguyễn Đức Thuận, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu do Công ty Cổ phần Du lịch San hô Xanh Côn Đảo (Công ty Du lịch Côn Đảo) làm chủ đầu tư. Qua 18 năm triển khai, dự án có quy mô 16.200,2m2 này vẫn chậm tiến độ và phát lộ nhiều sai phạm trong việc phê duyệt dự án.
Giai đoạn 1998–2011, vị trí khu đất dự án khu du lịch San hô xanh Côn Đảo là đất lâm nghiệp, bãi cát và chưa có quy hoạch khu du lịch. Tại thời điểm thu hồi 16.200m2 đất để đầu tư xây dựng dự án vào năm 2005, huyện Côn Đảo vẫn chưa có quy hoạch sử dụng đất được xét duyệt.
Tuy vậy, năm 2003, Sở Xây dựng tỉnh đã cấp chứng chỉ quy hoạch cho Công ty Du lịch Côn Đảo, trong đó xác định theo quy hoạch và sử dụng đất, khu đất dự án khu du lịch San hô xanh Côn Đảo là khu du lịch.
Bên cạnh đó, Sở Xây dựng, Sở Địa chính (nay là Sở Tài nguyên và Môi trường) và UBND huyện Côn Đảo cho rằng, theo quyết định năm 1998 của UBND tỉnh, tại vị trí khu đất dự án đã có quy hoạch khu du lịch nên cùng ký tờ trình giới thiệu địa điểm lập dự án đầu tư khu du lịch. Điều này dẫn đến việc UBND tỉnh ban hành văn bản thoả thuận địa điểm không đúng quy hoạch.
Sau đó, Sở Xây dựng có báo cáo thẩm định đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu du lịch San hô xanh Côn Đảo không đúng quy hoạch. Từ đó, UBND tỉnh quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 khu du lịch San hô xanh Côn Đảo cũng… sai theo.
Đến ngày 5/9/2011, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 1518/QĐ-TTg về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Côn Đảo đến năm 2030. Khi đó, vị trí khu đất dự án khu du lịch San hô xanh Côn Đảo mới được quy hoạch là khu du lịch An Hội.
Theo kết luận của Thanh tra tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu mới đây, việc UBND tỉnh ban hành quyết định thu hồi hơn 16.200m2 đất để đầu tư xây dựng dự án khu du lịch San hô xanh Côn Đảo vào năm 2005 là chưa phù hợp quy định pháp luật. Bởi thời điểm này khu đất trên chưa được quy hoạch là đất sản xuất kinh doanh, không bố trí xây dựng khu du lịch.
Việc Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) và UBND huyện Côn Đảo tham mưu không đúng, để UBND tỉnh ban hành văn bản chấp thuận địa điểm, quyết định duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 khu du lịch San hô xanh Côn và quyết định thu hồi đất khi chưa có quy hoạch là không đúng.
Sau khi khu đất dự án khu du lịch San hô xanh Côn Đảo được quy hoạch là khu du lịch theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, năm 2014 Sở TN&MT chủ trì họp với các sở ngành thống nhất trường hợp này được Nhà nước cho thuê đất căn cứ theo Luật Đất đai năm 2013.
Thế nhưng 1 năm sau, Sở TN&MT lại căn cứ theo nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2003 để tham mưu, và UBND tỉnh ra quyết định cho Công ty Du lịch Côn Đảo thuê hơn 16.200m2 đất để đầu tư dự án.
Hình thức thuê là trả tiền thuê đất hàng năm. Chủ đầu tư sau đó được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, với mục đích sử dụng là đất thương mại, dịch vụ.
Thanh tra tỉnh cho rằng, việc Sở TN&MT tham mưu để UBND tỉnh cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất là không đúng quy định. Bởi thời điểm này phải áp dụng theo Luật Đất đai năm 2013 nhưng Sở TN&MT vẫn căn cứ theo nghị định hướng dẫn và Luật Đất đai năm 2003 đã hết hiệu lực.
Sở TN&MT vận dụng chưa đúng Luật Đất đai tại thời điểm đề nghị UBND tỉnh cho thuê đất không qua đấu giá làm phát sinh các đơn khiếu kiện của các tổ chức, cá nhân sống tại Côn Đảo với dự án này.
Giải trình vào tháng 2/2020, Sở TN&MT cho rằng, việc trình bày căn cứ quy định của pháp luật về đất đai để báo cáo UBND tỉnh cho Công ty Du lịch Côn Đảo thuê đất “chưa đầy đủ, làm cho người đọc dễ hiểu lầm, nội dung mâu thuẫn khi áp dụng”. Sở này nhận thiếu sót và xin được bổ sung một số nội dung vào tờ trình.
Về việc cấp phép xây dựng, dự án khu du lịch San hô xanh Côn Đảo được thực hiện tại vị trí cho phép xây dựng các khách sạn, resort, nhà hàng và các dịch vụ cao cấp từ 4-5 sao. Khách sạn phải đáp ứng từ 60 phòng, 2 quầy bar… Tuy nhiên, năm 2015 Sở Xây dựng cấp giấy phép cho chủ đầu tư xây dựng chỉ 30 phòng khách sạn, 1 quầy bar.
Ngoài chậm tiến độ, nhà thầu thi công dự án còn xây dựng 8 căn nhà nghỉ không đúng với hồ sơ thiết kế được duyệt. Quá trình nghiệm thu giai đoạn 1 dự án có phát sinh tranh chấp hợp đồng xây dựng giữa chủ đầu tư và đơn vị thi công, dẫn đến phải kiện ra toà án giải quyết.
Với nhiều sai phạm tại dự án như nói trên, Thanh tra kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chỉ đạo, yêu cầu Tổng giám đốc Công ty Du lịch Côn Đảo “rút kinh nghiệm sâu sắc” những hạn chế, thiếu sót trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Giao Chủ tịch UBND huyện Côn Đảo, giám đốc các Sở Xây dựng, Sở TN&MT, Sở Kế hoạch – Đầu tư, Cục thuế tỉnh… kiểm điểm trách nhiệm các cá nhân có liên quan khi tham mưu cho UBND tỉnh ra nhiều quyết định trái quy định.
Không góp vốn vẫn được hưởng lợi Công ty Du lịch Côn Đảo đăng ký vốn điều lệ 8 tỷ đồng với 3 cổ đông, gồm: Công ty Du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu góp 10%, tương ứng 800 triệu đồng; Công ty TNHH Sản xuất Tuyết Nhung là cổ đông lớn nhất với tỷ lệ góp vốn 50% nhưng đến nay chỉ góp 48,3 triệu đồng; bà Campbell Cecile Nhung góp 40% nhưng đến nay chưa thấy hồ sơ, tài liệu góp vốn. Tháng 4/2018, Công ty TNHH Sản Xuất Tuyết Nhung và bà Campbell Cecile Nhung đã chuyển nhượng cổ phần tại Công ty Du lịch Côn Đảo cho 3 cá nhân khác. Hai cổ đông này không góp vốn theo quy định nhưng lại hưởng lợi từ việc chuyển nhượng cổ phần và rút khỏi dự án. Công ty Du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu không có năng lực tài chính và chỉ tham gia góp 10% vốn, làm mất quyền chi phối của doanh nghiệp Nhà nước tại dự án, thực hiện không đúng chủ trương của UBND tỉnh. |
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.