Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Trong thời gian trước khi có sự ra mắt giao dịch tương lai, giá trị của đồng tiền số này đã tăng phi mã và liên tục phá kỷ lục. Điển hình, trong phiên giao dịch ngày 7/12 tại thị trường châu Âu, đồng tiền ảo Bitcoin đã tiếp tục đà tăng phi mã của mình khi phá vỡ mức kỷ lục 15.000 USD đổi 1 Bitcoin.
Việc đưa Bitcoin ra giao dịch tại CFE đã được một số người xem như một bước tiến tới việc hợp pháp hoá đồng tiền này. Người ta dự kiến vào tuần tới cũng sẽ có bước đi tương tự tại một sàn đối thủ của CFE là Chicago Mercantile Exchange. Trong phiên giao dịch đầu tiên 11/12 trên sàn CFE, hợp đồng tương lai của Bitcoin hết hạn vào tháng Một đã tăng 17% từ 15.000 USD lên trên 18.000 USD.
Vậy, Bitcoin là gì mà khiến cả thế giới đảo điên đến vậy? Những ngày qua giới truyền thông đề cập nhiều đến Bitcoin. Người ta chỉ biết đó là một đồng tiền ảo, tiền điện tử, nhưng không hiểu rõ lợi ích của đồng tiền này trong cuộc sống hàng ngày. Hơn nữa, Bitcoin còn là một công cụ để đầu cơ. Do đó, bong bóng đầu cơ đồng tiền ảo này luôn có nguy cơ nổ tung.
Theo tờ Les Echos, sự ra đời của đồng Bitcoin vào năm 2009 không phải là ngẫu nhiên, tình cờ. Vào thời điểm Bitcoin được tạo ra bởi một người hoặc một nhóm người lấy tên là Satoshi Nakamoto, thì hệ thống ngân hàng thế giới bị mất uy tín với các vụ mua bán chứng khoán nợ thế chấp dưới chuẩn và vụ ngân hàng Lehman Brothers phá sản.
Chính phủ nhiều nước lao vào cứu các cơ sở tài chính. Ngân hàng trung ương các nước tung tiền ồ ạt vào hệ thống tài chính quốc tế để tránh tái diễn một cuộc đại suy thoái như trong những năm 30 của thế kỷ trước.
Các cơ quan quản lý quốc tế và quốc gia tiến hành một chính sách tạm gọi là "trấn áp tài chính" để cố kìm giữ gánh nặng nợ công không ngừng tăng vọt. Đồng Bitcoin ra đời nhằm chống lại trật tự tiền tệ này, trong trào lưu phản đối các quyền lực chính trị và ngân hàng, bị đánh giá là không đủ khả năng quản lý một đồng tiền lành mạnh, có chất lượng.
Bitcoin không phụ thuộc vào một quốc gia hay ngân hàng nào. Giá trị của Bitcoin không bị xói mòn bởi chính sách lạm phát hoặc phát hành tiền tệ ồ ạt, bởi các quy định liên quan đến Bitcoin được xác định ngay từ đầu và bất di bất dịch. Cụ thể là có một thuật toán để tính toán việc phát hành Bitcoin và số tiền này sẽ giảm dần cho đến năm 2140. Như vậy, sẽ không bao giờ có quá 21 triệu Bitcoin được lưu hành.
Trong khối lượng tiền ảo này, các Bitcoin không giống nhau, mỗi Bitcoin là duy nhất. Danh sách các chủ sở hữu của đồng tiền ảo được lưu giữ trong bộ nhớ và vô danh. Đồng Bitcoin có thể được trao đổi tự do khắp nơi trên thế giới và không để lại vết tích gì, không có phí giao dịch ngân hàng… Điều cơ bản của hệ thống đồng tiền ảo là gạt bỏ được mọi chính sách độc đoán của nhà nước, giá trị của Bitcoin được xác định bằng việc người ta muốn mua và bán nó ở mức giá nào.
Hợp đồng tương lai cho phép các nhà đầu tư đặt cược vào giá của cái gì đó vào một ngày trong tương lai. Các nhà đầu tư nay có thể đặt cược vào Bitcoin tăng hoặc giảm giá mà không thực sự sở hữu chúng. Hợp đồng tương lai thường dựa trên giá của một loại hàng hóa thực sự - chẳng hạn như dầu. Một trong những khía cạnh gây tranh cãi của Bitcoin là một số người không coi đây là một "thứ gì đó".
Nick Colas, từ hãng nghiên cứu Data Trek, cho biết việc niêm yết hợp đồng tương lai đã cho Bitcoin "tính hợp pháp và công nhận rằng đây là một tài sản người ta có thể buôn bán". Chris Ralph, Giám đốc đầu tư tại St James's Place nói với chương trình Today của BBC rằng ông vẫn cẩn trọng về đồng tiền này: "Tôi không muốn dùng từ hợp pháp, nhưng có thể nó đã chuyển từ bóng tối ra ánh sáng", ông nói.
Trong khi đó, theo nhận định của các kinh tế gia Odile Lakomski-Laguerre và Ludovic Desmedt, được Les Echos trích dẫn, để hệ thống đồng tiền ảo có thể tồn tại lâu dài thì cần phải có sự chấp nhận của nhiều người. Ban đầu, Bitcoin chỉ là thu hút sự tò mò của những người ưa chuộng các thiết bị điện tử tiện ích, phù phiếm.
Sau đó, đồng tiền ảo này quyến rũ được cộng đồng những người chủ trương đề cao tự do cá nhân, ghét bỏ mọi hình thức can thiệp của nhà nước hoặc những cơ chế quản lý của nhà nước, đề cao tính chính đáng của máy tính và các ứng dụng hơn là sự thông minh của con người. Những người ủng hộ Bitcoin cuồng nhiệt đang có mơ ước thầm kín đó là đồng tiền ảo thông báo sự ra đời một trật tự mới trong lĩnh vực tiền tệ và kinh tế.
Theo phân tích của Les Echos, đồng tiền này có thể bị bóp chết hoặc bị ngăn chặn. Theo thời giá hiện nay, tổng giá trị Bitcoin trên toàn thế giới lên tới khoảng 160 tỷ USD, tương đương với giá trị Tập đoàn Coca-Cola, nhưng chỉ là một giọt nước so với 80.000 tỷ USD trong thanh khoản toàn thế giới.
Chính vì thế, đến nay, các nhà nước, ngân hàng và những cơ quan quản lý tài chính quốc tế vẫn chưa quan tâm đến "vật thể lạ" này. Khi Bitcoin có giá trị hơn, khi mọi người có thể dùng đồng tiền ảo này để mua bán - tức là đe dọa quyền lực của nhà nước, thì các chính phủ sẽ để mắt đến Bitcoin và tìm cách xoá bỏ đồng tiền này.
Trong khi đó, ở một góc nhìn khác, báo Le Monde có bài "Bitcoin, củ giống hoa tuy líp phiên bản 2.0". Vào giữa thế kỷ 17, trong vòng ba năm, làn sóng đầu cơ đã làm giá củ giống hoa tuy líp Semper Augustus tăng 5.900%. Cũng trong thời gian 3 năm, giá Bitcoin đã tăng 3.300% và có thể còn tăng nữa.
Theo Le Monde, không nên nhìn vào làn sóng đầu cơ hiện nay mà vội vã kết luận rằng Bitcoin sẽ trở thành đồng tiền thay thế. Trước tiên, giá trị của Bitcoin cũng chao đảo, lên xuống thất thường như mọi đồng tiền khác.
Thứ hai việc giao dịch mua bán Bitcoin chậm và rất tốn năng lượng. Một giao dịch mua bán Bitcoin trên máy tính tiêu thụ điện bằng một hộ gia đình Mỹ trong cả tuần. Bên cạnh đó, còn có rủi ro mất tiền nếu như bất thình lình máy tính hỏng hoặc bị virus tấn công.
Tuy nhiên, Bitcoin đang trở thành một dạng tài sản bị đầu cơ. Chicago Mercantile Exchange (CME) - chuyên mua bán hợp đồng giao hàng có thời hạn - vào ngày 18/12 tới sẽ tung ra loại hợp đồng thanh toán bằng Bitcoin. Do vậy, đã đến lúc chính quyền, ngân hàng trung ương các nước quan tâm đến đồng tiền ảo này, nhất là việc Bitcoin có thể được sử dụng để rửa tiền bẩn.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.