Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Hãng tin Bloomberg cho hay, Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia vừa đệ trình một báo cáo chi tiết về tác động tiềm tàng của cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ông Lương Văn Khôi, Phó Giám đốc trung tâm cho biết.
“Nếu Mỹ và Trung Quốc leo thang căng thẳng với các động thái ‘ăn miếng trả miếng’, nó có thể sụt giảm xuất khẩu và dòng vốn đầu tư nước ngoài, cũng như làm tổn thương sản xuất trong nước”, ông Khôi nói.
Ông Khôi cho biết thêm, báo cáo sẽ giúp lập kế hoạch hành động để chính phủ bảo vệ nền kinh tế.
Sự phụ thuộc của Việt Nam vào xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài làm cho nền kinh tế dễ bị tổn thương trước cuộc chiến thương mại giữa Mỹ với các đối tác thương mại như Trung Quốc và Liên minh châu Âu.
Nền kinh tế Việt Nam, giống như các quốc gia đang phát triển khác, cũng đang bị đe dọa bởi sự biến động về tài chính, tiền tệ và chứng khoán, trong khi lạm phát đang tăng.
Eugenia Victorino, một nhà kinh tế tại Australia & New Zealand Banking Group tại Singapore cho biết: “Thật ngây thơ khi nghĩ rằng Việt Nam sẽ không bị tổn thương trước cuộc chiến thương mại toàn cầu. Chính phủ cần phải cẩn thận hiệu chỉnh các chính sách trong nước và ngước ngoài để hạn chế rủi ro”.
Xuất khẩu chiếm 102% tổng sản phẩm quốc nội năm 2017 của Việt Nam và trong 6 tháng qua đã tăng 16% so với cùng kỳ năm 2017, vượt trội so với Singapore và Philippines.
Việt Nam đã tự biến thành một công ty sản xuất và là “trạm trung chuyển” lớn của Samsung Electronics, chiếm khoảng 1/4 trong tổng số 227 tỷ USD xuất khẩu năm 2017.
Việt Nam sẽ cần xuất khẩu để duy trì mạnh mẽ để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, khi tốc độ tăng GDP đã giảm xuống còn 6,8% trong quý II/2018 và được dự báo sẽ tiếp tục chậm lại trong nửa cuối năm nay.
“Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nên xem xét giảm giá VND so với USD để tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm Việt Nam”, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách Việt Nam cho hay. VND đã mất hơn 1% giá trị so với USD trong năm 2018, ít hơn hầu hết các đồng tiền châu Á.
“Giảm giá VND có thể giúp xuất khẩu, nhưng nó cũng sẽ làm tăng lạm phát và tăng chi phí nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất trong nước, do đó chúng ta phải rất thận trọng”, ông Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế cao cấp của BIDV cho biết. “Giảm khoảng 2% trong năm 2018 sẽ phù hợp”.
Với việc Mỹ đe dọa thêm thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc, Việt Nam lo ngại rằng các sản phẩm của Trung Quốc như hàng may mặc, da và đồ nội thất sẽ tràn ngập thị trường nội địa. “Bộ Công Thương đang làm việc để ngăn chặn một tình huống như vậy”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết.
Việt Nam đã nhập khẩu 57 tỷ USD hàng hóa từ Trung Quốc năm ngoái.
“Các Bộ cần phối hợp với nhau để đưa ra một số biện pháp phi thuế quan nhằm hạn chế dòng vốn lớn của các sản phẩm Trung Quốc”, chuyên gia Cấn Văn Lực và Lương Văn Khôi có chung đề xuất. Các chuyên gia cho hay cơ quan quản lý cần tăng cường kiểm tra chất lượng tại các trạm kiểm soát biên giới và tăng yêu cầu về chất lượng,.
“Giảm chi phí cho các nhà xuất khẩu và nhà sản xuất bằng cách cắt giảm số lượng giấy phép, cũng như giúp họ tìm kiếm thị trường mới cũng sẽ giúp ích”, ông Nguyễn Ánh Dương, trưởng bộ phận chính sách kinh tế vĩ mô tại Viện Quản lý Kinh tế Trung ương nêu quan điểm.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.