Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
“Nhà thầu bỏ thấp nên trúng thầu”
Theo tìm hiểu của VietnamFinance, một trong những nguyên nhân dẫn đến việc cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi dù là công trình trọng điểm quốc gia, được Quốc hội, Chính phủ đặc biệt quan tâm nhưng ngay từ khi đấu thấu và triển khai đã nảy sinh nhiều sai sót nghiêm trọng.
Ví dụ như tại gói thầu A5, cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, VEC ký hợp đồng với Công ty Posco Engineering & Construction Co., Ltd (Công ty Posco) từ Km 131+700 và Km 131+500 - Km 139+204 với giá trị hợp đồng trên 1.394 tỷ đồng.
Tuy nhiên, sau khi trúng thầu, Công ty Posco đã không thực hiện thi công gói thầu mà thuê các nhà thầu phụ thi công 100% các hạng mục gói thầu đã trúng.
Cụ thể, Công ty Posco đã ký hợp đồng thuê thầu phụ với 6 đơn vị như: Công ty Xây dựng đầu tư hạ tầng INCICO; Công ty Cổ phần Xây dựng 75-Cienco8; Công ty Xây dựng nền móng Sông Đà Thăng Long miền Nam; Công ty Cổ phần Cơ giới và Xây lắp số 9; Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng B.M.T; Công ty Cổ phần Sở hữu Thiên Tân thi công. Nhưng những công ty này thi công khi chưa có thư trả lời của chủ đầu tư VEC.
Ngoài ra, một số nhà thầu thi công gói thầu này được Công ty Posco thuê thi công nhưng sau đó không có sự chấp thuận của VEC nên đã bị dừng thi công như: Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và thương mại Á Đông, Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển khoa học công nghệ Việt Nam, Công ty TNHH Nam Phương, Công ty TNHH Semyung Electric and Power.
Sau mưa, mặt đường cao tốc bong tróc, đọng những vũng nước lớn. Ảnh: PV
Đáng chú ý, có một số nhà thầu Trung Quốc đã trúng thầu dự án do bỏ thầu thấp, tại cuộc họp về chất lượng cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ từng cho biết: Nhà thầu Giang Tô (Trung Quốc) đã tham gia bỏ thầu gói A3 thi công một đoạn của tuyến cao tốc. “Họ đã bỏ thầu rất thấp nên trúng thầu”.
Ngoài ra, theo tìm hiểu của VietnamFinance, các nhà thầu Trung Quốc thường có một số thầu phụ ở Việt Nam, những thầu phụ này tham gia cung cấp vật liệu, các dịch vụ khác để các nhà thầu Trung Quốc thực hiện việc thi công theo các hợp đồng kinh tế đã ký.
Ngoài nhà thầu Giang Tô, tuyến cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi còn có một số nhà thầu khác như nhà thầu Sơn Đông (Trung Quốc).
“VEC không đủ năng lực sửa chữa cao tốc”
Trong báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an chỉ rõ, “tuyến Đà Nẵng – Quảng Ngãi là dự án trọng điểm, đạt tiêu chuẩn cao tốc vừa thông xe đã hỏng là không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, yêu cầu thiết kế dự án”. Bộ công an chỉ rõ đây là trách nhiệm của Chủ đầu tư VEC, ban quản lý dự án cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, nhà thầu, đơn vị thi công, tư vấn giám sát…
Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an cho biết: Bên cạnh việc khởi tố một số đối tượng tại dự án với hành các dấu hiệu phạm tội về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng, quy định tại Điều 298 - Bộ luật Hình sự năm 2015. Bộ Công an cũng có văn bản gửi Bộ GTVT đề nghị nghiên cứu nguyên nhân, giải pháp khắc phục sửa chữa cao tốc.
Sửa chữa cao tốc rất... thủ công. Ảnh: PV
Sau đó, Bộ Giao thông lại giao cho chính VEC nghiên cứu thực sửa chữa. Tuy nhiên, căn cứ vào năng lực đơn vị được Bộ GTVT giao nhiệm vụ, Bộ Công an thấy Tổng Công ty VEC không đáp ứng được yêu cầu.
“Vì thế, để đảm bảo tính pháp lý, Bộ Công an đề xuất Thủ tướng giao Bộ GTVT chủ trì, thành lập hội đồng, lập dự án nghiên cứu xây dựn giải pháp, tính toán chi phí khắc phục sửa chữa triệt để, đúng quy trình. Trên cơ sở đó, Cơ quản cảnh sát điều tra Bộ Công an có căn cứ đánh giá đúng tính chất, mức độ của tội phạm và người phạm tội để xử lý theo đúng pháp luật”, Thứ trưởng Bộ Công an nêu rõ.
Không thể “mất bò” mới lo “làm chuồng”
Trao đổi với VietnamFinance, PGS. TS Trần Chủng, Chủ tịch Hiệp hội các Nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam (Hiệp hội VARSI) cho biết: Về nguyên tắc trong công tác quản lý chất lượng các công trình xây dựng là phải “làm tốt ngay từ đầu” theo nguyên lý “phòng bệnh hơn chữa bệnh”.
Vì vậy, trong các văn bản pháp luật về xây dựng đã qui định rất chi tiết các yêu cầu phải tuân thủ. Tuân thủ các qui định này chúng ta chủ động phòng ngừa chất lượng công trình kém chứ không phải câu chuyện “mất bò mới lo làm chuồng”
PGS. TS Trần Chủng cho biết thêm: “Một khi công trình đã bị “bệnh” thì điều quan trọng là phải bắt đúng “căn nguyên của bệnh” để có giải pháp chữa trị. Nếu không đúng nguyên nhân, “chữa” không hiệu quả, tốn tiền của, công sức và nhiều khi bệnh nặng thêm”.
“Riêng đối với công trình đường cao tốc là loại công trình đặc biệt trong lĩnh vực giao thông vận tải. Các yêu cầu khắt khe đảm bảo phương tiện giao thông lưu hành với vận tốc >100Km/h an toàn tuyệt đối đòi hỏi công tác quản lý chất lượng cũng phải đặc biệt. Vì vậy, các hư hỏng ởcao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi phải tìm đúng nguyên nhân.
“Không chỉ căn cứ “triệu chứng” như ổ gà, ổ voi mà ta nghi chỉ là lớp áo đường bị hư hỏng mà nhiều khi, nguyên nhân có thể từ nền, các lớp móng... Vì vậy, việc quan trọng hàng đầu hiện nay là phải đánh giá đúng nguyên nhân hư hỏng trước đã”.
Rất nhiều điểm "ổ trâu", "ổ gà" trên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi. Ảnh: PV
PGS. TS Trần Chủng – người từng nhiều năm trong vai trò chuyên ngành là Cục trưởng Cục giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, Bộ Xây dựng khẳng định: “Sửa chữa các hư hỏng khó hơn rất nhiều làm mới. Hàng loạt vấn đề kỹ thuật, đặc biệt dối với cao tốc phải tập trung năng lực con người, kỹ thuật và cả kinh phí mới khắc phục hư hỏng đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Trong tâm lý người Việt, sửa chữa bị coi nhẹ. Ta nhân cách hoá công trình bị “bệnh” như con người, thì “chữa bệnh” phức tạp và khó khăn hơn nhiều vì công trình “ không biết phản xạ” trong quá trình “thăm khám và chữa trị”.
Dự án xây dựng đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi được VEC – chủ đầu tư tổ chức khởi công ngày 19/5/2013. Dự án có tổng chiều dài 139,52km, chia thành 13 gói thầu xây lắp; trong đó, có 8 gói thầu thuộc phần vốn JICA tài trợ và 5 gói thầu thuộc phần vốn WB tài trợ. Tháng 8/2017, dự án đã đưa vào sử dụng giai đoạn 1 dài 65km Túy Loan (Đà Nẵng) đến Tam Kỳ (Quảng Nam), đến tháng 9/2018, thông xe toàn tuyến khi hoàn thành tiếp đoạn từ km65 đến km131+500 (từ Tam Kỳ đến Quảng Ngãi). Sau khi hoàn thành và đưa vào khai thác, Dự án đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi sẽ thúc đẩy sự phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; góp phần kết nối vận chuyển quốc tế của tam giác kinh tế Việt Nam - Lào – Campuchia qua hành lang kinh tế Đông Tây đến các cảng biển miền Trung Việt Nam. Bên cạnh đó, tuyến đường còn góp phần quan trọng trong việc đảm bảo giao thông thông suốt, cứu trợ khẩn cấp cho nhân dân trong khu vực thường xuyên bị ngập lụt trong mùa mưa bão. |
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.