Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
UBND tỉnh Đồng Nai vừa có thông báo kết luận của Phó chủ tịch Trần Văn Vĩnh tại buổi làm việc nghe báo cáo tình hình triển khai thực hiện dự án cầu thay phà Cát Lái.
Kết luận nêu rõ lãnh đạo tỉnh ghi nhận ý kiến của liên danh Tổng công ty IDICO và Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 6 về việc nghiên cứu triển khai thực hiện dự án theo hình thức đối tác công tư (PPP).
Phó chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải cùng đơn vị liên quan xây dựng tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư, trình UBND tỉnh xem xét, chấp thuận để lựa chọn nhà đầu tư lập đề xuất dự án theo đúng quy định; kết quả thực hiện phải báo cáo UBND tỉnh trước ngày 20/4.
Như vậy, kể từ khi Thủ tướng Chính phủ có văn bản đồng ý giao UBND tỉnh Đồng Nai là cơ quan nhà nước có thẩm quyền triển khai dự án thì đến nay địa phương này vẫn chưa chốt được hình thức đầu tư cũng như phương án thực hiện.
Trước đó, vào tháng 8/2019, Thủ tướng đã có văn bản đồng ý giao UBND tỉnh Đồng Nai là cơ quan nhà nước có thẩm quyền triển khai thực hiện dự án cầu thay phà Cát Lái. Dự kiến, cầu Cát Lái được khởi công từ năm 2020 với tổng mức đầu tư gần 7.200 tỷ đồng. (Xem thêm)
Tại hội nghị trực tuyến giữa Thủ tướng Chính phủ với các bộ, ngành, địa phương ngày 10/4, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ đã kiến nghị một số vấn đề để tháo gỡ những vướng mắc ở Thủ đô để đảm bảo phát triển.
Cụ thể, tại hội nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội đã đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải cùng các bộ, ngành tháo gỡ khó khăn, sớm đưa dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông cũng như một số dự án trọng điểm về giao thông khác vào hoạt động.
Để đẩy nhanh tiến độ các dự án, Hà Nội đã đề xuất Thủ tướng cho phép Hà Nội áp dụng cơ chế đặc thù về giải phóng mặt bằng như đã áp dụng ở TP. HCM.
Liên quan đến dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông, vừa qua, Thành uỷ Hà Nội và Ban cán sự Đảng Bộ Giao thông vận tải thống nhất thành lập tổ công tác xây dựng kế hoạch thực hiện những nhiệm vụ cuối cùng của dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông.
Tổ công tác có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch rà soát, xem xét, đưa ra giải pháp tháo gỡ toàn bộ các vấn đề còn vướng mắc, chưa thống nhất như nêu trên giữa chủ đầu tư và tổng thầu của dự án theo quy định của pháp luật hiện hành, đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, giải quyết; thống nhất thông tin khi thực hiện đàm phán với nhà thầu.
Được biết, dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đã cơ bản hoàn thành các mục gồm công tác xây dựng 5/5 công trình thành phần; đã vận hành thử kỹ thuật một số chuyên ngành thiết bị từ cuối tháng 9/2018 đến tháng 3/2019.
Hiện dự án đang hoàn thiện hồ sơ hoàn công và khắc phục các tồn tại khuyết điểm, tiến hành các thử nghiệm, đánh giá an toàn hệ thống. (Xem thêm)
Trao đổi với VietnamFinance, lãnh đạo Tổng Công ty đường sắt Việt Nam (VNR) cho biết: "Do ảnh hưởng Covid-19, trong năm 2020 ngành đường sắt dự báo sẽ lỗ 1.000 tỷ đồng, đây là con số lỗ kỷ lục của ngành từ trước đến nay".
Báo cáo của Tổng Công ty Đường sắt cho thấy, trong 3 tháng đầu năm 2020, doanh thu vận tải hành khách hơn 527 tỷ đồng, giảm 65 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2019, ước lỗ khoảng 100 tỷ đồng.
Dự kiến cả năm 2020, công ty mẹ doanh thu giảm từ 700 - 1.000 tỷ đồng so với kế hoạch 2020 và lỗ từ 694 tỷ đồng đến 935 tỷ đồng tùy theo từng thời điểm kết thúc dịch Covid-19.
Lãnh đạo VNR cho biết: ngành đã lên phương án trong các tình huống, cụ thể, nếu dịch Covid-19 kết thúc trong quý II/2020, dự báo năm 2020 doanh thu của công ty mẹ đạt hơn 1.400 tỷ đồng, bằng 66,7% kế hoạch năm; Lợi nhuận trước thuế âm 694 tỷ đồng; Thu nhập người lao động 6,6 triệu đồng, bằng 82,5% kế hoạch năm.
Nếu dịch kết thúc vào quý III/2020, doanh thu chỉ còn hơn 1.227 tỷ đồng, bằng 58,5% kế hoạch; Lợi nhuận trước thuế âm tới hơn 842 tỷ đồng; Thu nhập người lao động 6,2 triệu đồng, bằng 77,5%.
Nếu dịch kết thúc vào quý IV/2020, doanh thu chỉ hơn 1.114 tỷ đồng, bằng 53,1% kế hoạch; Lợi nhuận trước thuế âm tới hơn 936 tỷ đồng; Thu nhập người lao động 5,9 triệu đồng, bằng 73,8%. (Xem thêm)
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo về kết luận của Thủ tướng tại cuộc họp Thường trực Chính phủ, qua đó, Thủ tướng đã đồng ý chuyển đổi hình thức đầu tư 8 dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông và dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ về phương thức đầu tư công, chậm nhất đến tháng 8/2020 khởi công.
Thủ tướng giao Bộ GTVT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện thủ tục trình Quốc hội điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án theo đúng quy định của Luật Đầu tư công. Trong trường hợp việc thực hiện đúng trình tự điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án không bảo đảm tiến độ trình Quốc hội vào kỳ họp tháng 5/2020, Bộ GTVT đề xuất cụ thể các giải pháp để xin ý kiến tại Tờ trình Quốc hội.
Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT phối hợp với các địa phương đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, bảo đảm đến thời điểm khởi công phải cơ bản hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng; chỉ đạo các cơ quan liên quan thực hiện song song các thủ tục cần thiết theo quy định để ngay sau khi được cấp có thẩm quyền thông qua có thể triển khai ngay.
Đối với Dự án đường bộ cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ, Thủ tướng đánh giá việc sớm triển khai đầu tư đoạn Mỹ Thuận - Cần Thơ là rất cần thiết để nâng cao hiệu quả đầu tư, tăng cường năng lực vận tải trên trục cao tốc quan trọng này, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Vì vậy, Thủ tướng giao Bộ GTVT chuyển đổi sang hình thức đầu tư công theo đề xuất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư áp dụng cơ chế như các dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông chuyển đổi sang hình thức đầu tư công nêu trên để đạt mục tiêu thông xe kỹ thuật năm 2021, khánh thành năm 2022. (Xem thêm)
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa có cuộc làm việc trực tuyến với tỉnh Đồng Nai về tình hình kinh tế - xã hội, trong đó có công tác giải phóng mặt bằng dự án sân bay Long Thành với diện tích xây dựng là 5.000ha.
Sau khi nghe tỉnh Đồng Nai báo cáo, Thủ tướng cho rằng công tác thực hiện dự án giải phóng mặt bằng sân bay Long Thành còn chậm. Theo đó, Thủ tướng đề nghị tỉnh phải tập trung cho công tác này, mục tiêu là cố gắng giải ngân số vốn hơn 17.000 tỷ đồng trong năm nay.
"Đây là số vốn lớn, cần tập trung sức lực, trí tuệ để làm tốt, góp phần xây dựng công trình quốc gia tầm cỡ, trước hết là việc giải phóng mặt bằng để tiến hành thi công nhằm hoàn thành sân bay vào năm 2025 như Nghị quyết của Đảng, Quốc hội nêu", Thủ tướng nói.
Bên cạnh đó, Thủ tướng lưu ý tỉnh phải làm tốt khâu áp giá đền bù, xây dựng các khu tái định cư, đặc biệt là xây dựng hạ tầng xã hội cần thực hiện bài bản, kịp thời hơn.
"Việc xây dựng khu tái định cư là cấp thiết, cần tính toán để triển khai sớm nhất. Phải tiến hành sớm các thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản", Thủ tướng nhấn mạnh.
Ngoài ra, Thủ tướng cũng đề nghị các bộ, ngành phải bắt tay vào hỗ trợ cho Đồng Nai đẩy nhanh tiến độ, giải ngân hết số vốn, bảo đảm đúng tiêu chuẩn, chất lượng dự án, đồng thời vận động, hỗ trợ theo đúng quy định của pháp luật để người dân ủng hộ, giao mặt bằng cho thi công. (Xem thêm)
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.