Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Tại buổi họp báo cung cấp thông tin liên quan đến việc khởi công 3 dự án cao tốc Bắc - Nam chuyển đổi hình thức đầu tư từ PPP sang đầu tư công, đại diện Bộ GTVT đã trả lời nhiều câu hỏi liên quan đến các dự án này.
Cụ thể, trả lời báo giới về mức phí sử dụng đường bộ của các dự án cao tốc Bắc - Nam được tính thế nào, ông Lê Kim Thành, Vụ trưởng Vụ Đối tác công-tư, Bộ GTVT, cho biết tại Nghị quyết 52/2017, Quốc hội đã nêu rõ, đối với giá dịch vụ sử dụng đường bộ của các dự án cao tốc Bắc - Nam đầu tư theo hình thức PPP được xác định theo nguyên tắc mức giá khởi điểm và mức giá cho từng thời kỳ.
Đối với các dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam sử dụng 100% vốn đầu tư công thì nghiên cứu các phương án thu phí hợp lý để thu hồi vốn cho Nhà nước.
Do vậy, trong hồ sơ mời thầu các dự án PPP, Bộ GTVT đã cố định mức giá thu phí ở từng thời điểm, có thời điểm khởi đầu và từng giai đoạn trong suốt quá trình thực hiện của các dự án để mời thầu nhà đầu tư.
Sau khi nhà đầu tư trúng thầu sẽ ký kết và thực hiện theo các mức giá đó. Các mức giá này đã được Quốc hội đưa vào Nghị quyết 52 ban hành năm 2017 nên sẽ không còn phụ thuộc vào quy định của Thông tư 35/2016 do Bộ GTVT ban hành.
Đối với 6 dự án cao tốc Bắc - Nam sử dụng nguồn vốn đầu tư công, thực hiện chỉ đạo của Quốc hội và Chính phủ, Bộ GTVT đang phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng đề án thu phí để hoàn vốn cho Nhà nước.
"Chúng tôi đang khẩn trương hoàn thiện đề án trình Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét thông qua để bổ sung vào danh mục thu phí sử dụng đường bộ đối với các dự án đầu tư bằng ngân sách Nhà nước trong danh mục phí và lệ phí", ông Thành nói.
Tại buổi họp báo, báo giới cũng đặt câu hỏi về lý do việc Bộ GTVT mới đây đã có văn bản đề nghị Bộ Công an, Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước vào giám sát quá trình thực hiện các dự án cao tốc Bắc - Nam.
Trả lời câu hỏi này, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông nhấn mạnh đây là sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan với nhau khi triển khai các dự án quan trọng.
Theo ông Đông, việc có ý kiến đóng góp từ Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước sẽ giúp Bộ GTVT làm tốt hơn trong mặt hoàn tất thủ tục triển khai dự án.
Còn với cơ quan công an, họ cung cấp các thông tin về quá trình điều tra, vi phạm của các nhà thầu thì chúng tôi có thể chủ động hơn trong việc ban hành các hồ sơ mời thầu với điều khoản rõ ràng, công khai, minh bạch.
"Đây không phải là lần đầu tiên Bộ GTVT gửi văn bản đề nghị Bộ Công an, Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước cùng tham gia phối hợp, bởi trước đây làm dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên, việc này đã được thực hiện", ông Đông nói.
Cũng theo lãnh đạo Bộ GTVT, mỗi cơ quan có một chức năng riêng và khi các bên có sự hỗ trợ, phối hợp, chia sẻ thông tin với nhau sẽ rất hữu hiệu trong quá trình triển khai dự án đảm bảo quy định của pháp luật, giúp dự án hiệu quả, chất lượng.
Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 có 11 dự án thành phần. Từ tháng 9/2019 đến nay, Bộ GTVT đã khởi công 3 dự án thành phần có vốn đầu tư công là Cam Lộ - La Sơn, Cao Bồ - Mai Sơn, cầu Mỹ Thuận 2. Ngày 30/9 tới đây, Bộ GTVT sẽ tiếp tục khởi công 3 dự án là Mai Sơn (Ninh Bình) - quốc lộ 45 (Thanh Hóa), Vĩnh Hảo (Bình Thuận - Phan Thiết (Bình Thuận) và Phan Thiết (Bình Thuận) - Dầu Giây (Đồng Nai). Đây là 3 dự án được Quốc hội thông quan chủ trương chuyển đổi hình thức đầu tư đối tác công - tư (PPP) sang đầu tư công. |
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.