Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản trả lời cử tri tỉnh Quảng Ninh liên quan đến tuyến đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long.
Cụ thể, cử tri và nhân dân tỉnh Quảng Ninh kiến nghị Bộ GTVT nhanh chóng có giải pháp chấm dứt tình trạng “dự án treo” đối với tuyến đường sắt Yên Viên – Phả Lại - Hạ Long. Dự án trên đã kéo dài trên 10 năm không triển khai thực hiện, gây ảnh hưởng tiêu cực rất lớn tới đời sống nhân dân và phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Trả lời kiến nghị cử tri, Bộ GTVT cho biết dự án xây dựng tuyến đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân (sau đây gọi tắt là dự án) được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư từ năm 2004 với tổng chiều dài 131km (43km xây dựng mới và 88km cải tạo, nâng cấp đường cũ); tổng mức đầu tư là 7.665 tỷ đồng; điểm đầu tại tim ga Yên Viên, điểm cuối tại bãi xếp dỡ của cảng Cái Lân; dự án được chia thành 4 tiểu dự án vận hành độc lập; đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng 1/4 tiểu dự án đoạn Hạ Long - Cái Lân.
Đối với các tiểu dự án Lim - Phả Lại và Phả Lại - Hạ Long (trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, Quảng Ninh) đã cơ bản đền bù, giải phóng mặt bằng và thi công phần nền đường, các công trình trên tuyến (cầu, cống, hầm chui…); tiểu dự án Yên Viên - Lim chưa thực hiện cải tạo, nâng cấp đường cũ.
Theo Bộ GTVT, năm 2011, dự án phải đình hoãn, giãn tiến độ theo nghị quyết của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội (chỉ thực hiện đến điểm dừng kỹ thuật trong phạm vi vốn đã được bố trí). Vì vậy, đến nay dự án chưa hoàn thành như ý kiến của cử tri tỉnh Quảng Ninh đã nêu.
Theo nghiên cứu của tư vấn trong và ngoài nước, trong quá trình lập chiến lược, quy hoạch các chuyên ngành và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, hành lang vận tải từ Hà Nội đến Quảng Ninh cần thiết cả 2 phương thức đường bộ và đường sắt; mỗi phương thức đảm nhận một vai trò nhất định.
"Đối với tuyến đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân được xác định tiến độ đến năm 2020 hoàn thành. Tuy nhiên, do khó khăn về nguồn lực nên giai đoạn 2016 - 2020 chưa cân đối được vốn để đầu tư hoàn thành", văn bản trả lời của Bộ GTVT nêu rõ.
Hiện nay, Bộ GTVT đang triển khai lập quy hoạch mạng lưới đường sắt quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (dự kiến trình Thủ tướng Chính phủ trong đầu năm 2021). Theo kết quả nghiên cứu của Cục Đường sắt Việt Nam, tuyến đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân được đề xuất tiếp tục triển khai trong giai đoạn từ nay đến năm 2030.
Mặt khác, do dự án xây dựng tuyến đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân được phê duyệt đầu tư đã lâu (16 năm), đến nay đã có những thay đổi nhất định. Căn cứ Luật Đầu tư công 2019 và thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT đã giao Ban Quản lý dự án đường sắt rà soát, nghiên cứu lập điều chỉnh báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án để đánh giá cụ thể về hiệu quả, tính khả thi, thời điểm và phương án tiếp tục triển khai dự án.
Bộ GTVT cho biết trên cơ sở kết quả nghiên cứu, Bộ sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ kế hoạch triển khai tiếp theo của dự án.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.