Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Sau nhiều lần hứa hẹn, đến nay dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông vẫn chưa thể vận hành thương mại do còn một số vấn đề tồn tại về an toàn hệ thống mà phía tổng thầu Trung Quốc chưa hoàn thiện, các hạng mục chưa phù hợp với thông số kỹ thuật, các thiết bị chưa hoàn thiện theo hồ sơ thiết kế, trong khi đó khối lượng công việc tồn đọng vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.
Trong khi đó, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu phải sớm đưa đường sắt Cát Linh - Hà Đông vào hoạt động, đáp ứng sự kỳ vọng của người dân bởi chỉ còn những hạng mục nhỏ, những thủ tục cuối cùng nhưng vẫn chưa thể hoàn thiện xong đường sắt Cát Linh - Hà Đông, nếu không sớm đưa dự án vào sử dụng, người dân sẽ không đồng tình.
Trước tình hình này, Bộ GTVT đã yêu cầu Tổng giám đốc Cục 6 đường sắt Trung Quốc phải sang Việt Nam làm việc và giải quyết dứt điểm những vấn đề của dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông.
Theo đó, Bộ GTVT cùng Ban Quản lý dự án đường sắt đã làm việc với Tổng giám đốc Tổng thầu Trung Quốc. Tại chương trình làm việc, Bộ GTVT yêu cầu lãnh đạo Tổng thầu phải chỉ rõ những công việc tồn tại, hướng giải quyết, xác lập chi tiết thời hạn hoàn thành dự án.
Bộ GTVT cũng làm việc với đơn vị tư vấn độc lập, đề nghị có những đánh giá chặt chẽ, khuyến cáo cụ thể với phía tổng thầu, yêu cầu khắc phục triệt để các tồn tại của dự án này nhằm đảm bảo an toàn chạy tàu.
Theo Bộ GTVT, việc khó khăn cũng như gia tăng chi phí hoàn toàn thuộc trách nhiệm của tổng thầu và bắt nguồn từ sai sót của tổng thầu trong việc thỏa thuận với các nhà thầu phụ sản xuất, cung cấp vật tư thiết bị liên quan.
Tổng thầu Trung Quốc cũng chưa hoàn thành nghĩa vụ của mình theo đúng hợp đồng EPC đã ký kết và chủ đầu tư sẽ tiếp tục yêu cầu tổng thầu thực hiện cũng như xử lý các chậm trễ, vi phạm cam kết trong quá trình thực hiện hợp đồng, đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của pháp luật.
Được biết, để dự án đưa vào khai thác, các bên liên quan phải hoàn thiện nghiệm thu, hoàn thành các hạng mục và công trình, từ đó Hội đồng nghiệm thu nhà nước sẽ kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư và đồng ý cho phép nghiệm thu đưa dự án vào khai thác, sử dụng.
Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông được Bộ GTVT phê duyệt đầu tư vào tháng 10/2008 với tổng mức đầu tư hơn 8.700 tỷ đồng. Dự án được thực hiện theo hình thức hợp đồng EPC với Tổng thầu là Công ty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc.
Quá trình thực hiện, dự án đội vốn lên hơn 18.000 tỷ đồng, trong đó vốn vay của Trung Quốc là 669,62 triệu USD và 198,42 triệu USD vốn đối ứng Việt Nam.
Sau nhiều năm chậm tiến độ, đến nay dự án đã hoàn thành xong phần xây dựng hạ tầng 13,05 km cầu cạn, 12 nhà ga trên cao và khu depot Yên Nghĩa, đã mua sắm, lắp đặt đủ 13 đoàn tàu, thiết bị phục vụ chạy tàu.
Theo Thứ trưởng GTVT Nguyễn Ngọc Đông, vướng mắc lớn nhất hiện nay là quá trình cung cấp hồ sơ để đánh giá an toàn hệ thống. Tổng thầu Trung Quốc chưa cung cấp đầy đủ, đặc biệt là hồ sơ liên quan đến các chứng chỉ, minh chứng về thí nghiệm trong quá trình sản xuất, thiết bị đoàn tàu.
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.