Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đánh giá cao những kết quả đã đạt được trong thời gian qua của Ban QLDA Thăng Long, nhất là việc ổn định tổ chức, duy trì bộ máy hoạt động, công tác điều hành các dự án sau khi hợp nhất hai Ban QLDA 1 và Ban QLDA Thăng Long.
“Trước đây, hai ban đều là những đơn vị có bề dày truyền thống, có nguồn nhân lực dồi dào, giỏi chuyên môn và thông thạo ngoại ngữ. Cả hai ban đều có nhiều đóng góp trong việc xây dựng các công trình, dự án trọng điểm, mang tính biểu tượng của ngành GTVT, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đất nước”, Bộ trưởng nói.
Cũng theo Bộ trưởng, sau khi hợp nhất thành Ban QLDA Thăng Long, mặc dù có sự xáo trộn nhưng Ban QLDA Thăng Long vẫn tiếp tục duy trì ổn định bộ máy hoạt động, tập trung chỉ đạo các dự án lớn đang triển khai như: Vanh đai 3 đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long, cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, cầu Hưng Hà…
Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho rằng, Ban QLDA Thăng Long cần phải có những giải pháp đột phá để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn trong thời gian tới, nhất là việc đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm đang triển khai, đáp ứng tiến độ giải ngân vốn kế hoạch 2019, quyết toán các dự án hoàn thành.
“Đối với các công trình, dự án đang triển khai thi công như: đường Vành đai 3 trên cao đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long, dự án nâng cấp QL217 giai đoạn 2… Ban phải tăng cường nhân sự điều hành, tập trung chỉ đạo quyết liệt, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đảm bảo hoàn thành công trình đúng tiến độ, đáp ứng yêu cầu giải ngân theo kế hoạch được giao”, Bộ trưởng chỉ đạo.
Đề cập đến công tác thực hiện đầu tư cao tốc Bắc - Nam, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nói: “Ban QLDA Thăng Long phải tập trung cao độ để triển khai hai dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Mai Sơn - QL45 và Phan Thiết - Dầu Giây. Tiền giải phóng mặt bằng của hai dự án đã được cấp, ban phải phối hợp chặt chẽ với chính quyền các địa phương để đẩy nhanh công tác đền bù giải phóng mặt bằng. Đây là dự án trọng điểm quốc gia, tiến độ và chất lượng của dự án phải đặt lên hàng đầu. Ban QLDA Thăng Long phải tập trung nhân lực, lựa chọn những người giỏi nhất để triển khai 2 dự án này”.
Liên quan đến dự án PPP cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể yêu cầu Ban QLDA Thăng Long chuẩn bị sẵn sàng, đầy đủ hồ sơ để khi Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định hỗ trợ 932 tỷ đồng vốn ngân sách cho dự án sẽ triển khai ngay các bước tiếp theo.
“Sau khi dự án được phê duyệt, Ban phải khẩn trương triển khai công tác sơ tuyển, đấu thầu lựa chọn đầu tư, đặc biệt, công tác GPMB của dự án phải thực hiện ngay, đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật”, Bộ trưởng chỉ đạo.
Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cũng yêu cầu Ban QLDA Thăng Long phối hợp với các cơ quan liên quan giải quyết dứt điểm những tồn tại trong việc đền bù rung nứt trong quá trình triển khai dự án mở rộng QL1 qua Phú Yên; đẩy nhanh công tác giải ngân, quyết toán các dự án hoàn thành,…
Trước đó, ông Dương Viết Roãn, Giám đốc Ban QLDA Thăng Long cho biết, đơn vị đang thực hiện chuẩn bị đầu tư 3 dự án, gồm: Dự án thành phần I xây dựng đường cao tốc Dầu Giây - Tân Phú (Km0-Km59+594) theo hình thức hợp đồng BOT; dự án QL14D và dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ.
Đồng thời, Ban QLDA Thăng Long đang triển khai đầu tư 9 dự án, gồm: 2 dự án cao tốc Bắc - Nam đầu tư theo hình thức BOT (QL45 - Mai Sơn, Dầu Giây - Phan Thiết), 5 dự án ODA (Vành đai 3 Mai Dịch - Nam Thăng Long, cầu Hưng Hà, cầu Thịnh Long, dự án nâng cấp QL217 giai đoạn 1, dự án nâng cấp QL217 giai đoạn 2), một dự án Trái phiếu Chính phủ (cầu Đà Rằng, cầu Sông Chùa trên QL1 cũ, tỉnh Phú Yên) và một dự án BOT (cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ).
“Các dự án triển khai đều cơ bản đáp ứng đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, các dự án của Ban đang triển khai thi công sẽ cơ bản hoàn thành trong năm 2020. Đối với những dự án xây dựng đường cao tốc, Ban chỉ được hưởng chi phí đại diện cơ quan nhà nước có thẩm quyền nên nguồn thu của Ban trong những năm tới sẽ rất khó khăn”, ông Roãn nói và kiến nghị Bộ GTVT giao cho Ban QLDA Thăng Long các dự án mới để đảm bảo ổn định việc làm và đủ chi phí cho hoạt động của Ban trong những năm tiếp theo.
Đồng thời, ông Roãn cũng đề nghị Bộ GTVT đề xuất với Chính phủ và các bộ, ngành liên quan để bố trí đủ vốn đối ứng cho các dự án ODA, vốn ngân sách và các nguồn vốn khác cho dự án, đáp ứng nhu cầu giải ngân, góp phần đảm bảo tiến độ thi công, đặc biệt là việc sử dụng nguồn vốn dư của các dự án.
Ngoài ra, lãnh đạo Ban QLDA Thăng Long cũng đề xuất Bộ GTVT có ý kiến với Bộ Xây dựng để điều chỉnh tỷ lệ trích chi phí quản lý dự án phù hợp với tính chất công việc của công tác quản lý các công trình giao thông và chi phí của đại diện cơ quan nhà nước có thẩm quyền các dự án theo hình thức PPP.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.