Bộ Xây dựng: 'Giá nhà ở không phù hợp khả năng chi trả của số đông'

Phương Dung - 09/05/2019 08:09 (GMT+7)

Bộ Xây dựng đánh giá, giá cả hàng hoá bất động sản, nhất là giá nhà ở chưa ổn định, không phản ánh đúng giá trị thực của bất động sản, cũng như không phù hợp với khả năng chi trả của số đông.

VNF
Giá nhà ở không phù hợp khả năng chi trả của số đông (ảnh minh họa)

Trong một báo cáo mới đây, Bộ Xây dựng đã chỉ ra hàng loạt những tồn tại, hạn chế của thị trường bất động sản, đồng thời đưa ra những kiến nghị về định hướng phát triển thị trường trong thời gian tới.

Theo báo cáo, hiện cơ cấu hàng hoá bất động sản, nhất là nhà ở tại Hà Nội và TP. HCM đã được điều chỉnh theo hướng tích cực nhưng vẫn còn chưa phù hợp với nhu cầu thị trường. Thị trường dư thừa sản phẩm nhà ở cao cấp, diện tích lớn, giá bán cao, nhưng lại thiếu sản phẩm nhà ở bình dân phù hợp với nhu cầu của đại bộ phận dân cư đô thị.

“Theo phân tích thị trường hiện nay, nhu cầu nhà ở của người dân thuộc phân khúc trung, cao cấp giá từ 25 triệu đồng/m2 trở lên chỉ chiếm từ 20-30% thị trường tuỳ từng địa phương, đô thị cụ thể và tập trung ở các đô thị lớn, các đô thị còn lại thì tỷ lệ này còn nhỏ hơn. Phân khúc nhà ở bình dân, nhà ở xã hội giá thấp dưới 25% chiếm tới 70-80% thị trường nhưng nguồn cung hiện nay lại đang mất cân đối”, báo cáo nêu.

Bộ Xây dựng cũng đánh giá, giá cả hàng hoá bất động sản, nhất là giá nhà ở chưa ổn định, không phản ánh đúng giá trị thực của bất động sản, cũng như không phù hợp với khả năng chi trả của số đông (theo cách tính chung hiện nay giá nhà ở là vừa phải nếu lợi nhuận cho thuê đạt xấp xỉ lãi suất tiền gửi ngân hàng).

Một số đối tượng đầu cơ bất động sản vẫn hoạt động công khai, lợi dụng các yếu tố xã hội như chuẩn bị quy hoạch đô thị, chuẩn bị xây dựng các công trình hạ tầng, mở rộng đô thị… để đẩy giá lên cao thu lợi bất chính làm bất ổn thị trường.

Cơ quan quản lý cũng thừa nhận, thị trường bất động sản phát triển thiếu minh bạch, từ khâu quy hoạch, lựa chọn nhà đầu tư, giao dự án đến giao dịch bất động sản. Nhiều địa phương chưa thực hiện triệt để hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án, vẫn còn tồn tại cơ chế xin - cho trong việc giao dự án bất động sản, dễ phát sinh tiêu cực.

Việc kiểm soát thị trường bất động sản của các cơ quan nhà nước chưa hiệu quả, nhất là tại các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương. Nhiều địa phương còn thiếu quyết liệt trong việc thu hồi dự án theo quy định của pháp luật đất đai hoặc tạm dừng các dự án không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch và nhu cầu thực của thị trường.

Ngoài ra, sau khi gói 30.000 tỷ đồng kết thúc, từ cuối tháng 12/2016 đến nay, việc phát triển và quản lý nhà ở xã hội đã bị ách tắc, nhiều dự án chậm tiến độ hoặc phải tạm dừng thi công do thiếu vốn. Việc cân đối nguồn vốn ngân sách cho phát triển nhà ở xã hội gặp nhiều khó khăn, bố trí vốn không đủ theo tiến độ và nhu cầu.

Về các giải pháp trong thời gian tới, Bộ Xây dựng cho biết sẽ tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách theo hướng tăng cường vai trò quản lý trong việc quy hoạch, cấp phép đầu tư, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, khắc phục tình trạng gây phiền hà cho doanh nghiệp và người dân…

Đáng lưu ý, Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục nghiên cứu, đề xuất, sửa đổi, bổ sung chính sách thuế nhằm góp phần bình ổn thị trường, chống đầu cơ trong lĩnh vực bất động sản. Đồng thời, tăng cường theo dõi, kiểm tra việc cấp tín dụng trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản của hệ thống ngân hàng thương mại đối với các dự án bất động sản, nhất là các dự án lớn và chủ đầu tư lớn nhằm nắm bắt tình hình dư nợ và kịp thời có các giải pháp phòng chống rủi ro cho hệ thống ngân hàng.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động đầu tư bất động sản. Tiến hành thanh tra, kiểm tra và công bố công khai các dự án bất động sản đang thế chấp ngân hàng, các dự án không thực hiện bảo lãnh, các dự án chưa nộp tiền sử dụng đất, dự án chậm tiến độ, dự án chưa nghiệm thu công trình, chưa nghiệm thu phòng cháy chữa cháy, chậm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…

Trong một báo cáo mới đây, Bộ Xây dựng đã chỉ ra hàng loạt những tồn tại, hạn chế của thị trường bất động sản, đồng thời đưa ra những kiến nghị về định hướng phát triển thị trường trong thời gian tới.

Theo báo cáo, hiện cơ cấu hàng hoá bất động sản, nhất là nhà ở tại Hà Nội và TPHCM đã được điều chỉnh theo hướng tích cực nhưng vẫn còn chưa phù hợp với nhu cầu thị trường. Thị trường dư thừa sản phẩm nhà ở cao cấp, diện tích lớn, giá bán cao, nhưng lại thiếu sản phẩm nhà ở bình dân phù hợp với nhu cầu của đại bộ phận dân cư đô thị.

“Theo phân tích thị trường hiện nay, nhu cầu nhà ở của người dân thuộc phân khúc trung, cao cấp giá từ 25 triệu đồng/m2 trở lên chỉ chiếm từ 20-30% thị trường tuỳ từng địa phương, độ thị cụ thể và tập trung ở các đô thị lớn, các đô thị còn lại thì tỷ lệ này còn nhỏ hơn. Phân khúc nhà ở bình dân, nhà ở xã hội giá thấp dưới 25% chiếm tới 70-80% thị trường nhưng nguồn cung hiện nay lại đang mất cân đối”, báo cáo nêu.

Bộ Xây dựng cũng cho biết, giá cả hàng hoá bất động sản, nhất là giá nhà ở chưa ổn định, không phản ánh đúng giá trị thực của bất động sản, cũng như không phù hợp với khả năng chi trả của số đông (theo cách tính chung hiện nay giá nhà ở là vừa phải nếu lợi nhuận cho thuê đạt xấp xỉ lãi suất tiền gửi ngân hàng).

Một số đối tượng đầu cơ bất động sản vẫn hoạt động công khai, lợi dụng các yếu tố xã hội như chuẩn bị quy hoạch đô thị, chuẩn bị xây dựng các công trình hạ tầng, mở rộng đô thị… để đẩy giá lên cao thu lợi bất chính làm bất ổn thị trường.

Cơ quan quản lý cũng thừa nhận, thị trường bất động sản phát triển thiếu minh bạch, từ khâu quy hoạch, lựa chọn nhà đầu tư, giao dự án đến giao dịch bất động sản. Nhiều địa phương chưa thực hiện triệt để hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án, vẫn còn tồn tại cơ chế xin - cho trong việc giao dự án bất động sản, dễ phát sinh tiêu cực.

Việc kiểm soát thị trường bất động sản của các cơ quan nhà nước chưa hiệu quả, nhất là tại các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương. Nhiều địa phương còn thiếu quyết liệt trong việc thu hồi dự án theo quy định của pháp luật đất đai hoặc tạm dừng các dự án không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch và nhu cầu thực của thị trường.

Ngoài ra, sau khi gói 30.000 tỷ đồng kết thúc, từ cuối tháng 12/2016 đến nay, việc phát triển và quản lý nhà ở xã hội đã bị ách tắc, nhiều dự án chậm tiến độ hoặc phải tạm dừng thi công do thiếu vốn. Việc cân đối nguồn vốn ngân sách cho phát triển nhà ở xã hội gặp nhiều khó khăn, bố trí vốn không đủ theo tiến độ và nhu cầu.

Về các giải pháp trong thời gian tới, Bộ Xây dựng cho biết sẽ tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách theo hướng tăng cường vai trò quản lý trong việc quy hoạch, cấp phép đầu tư, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, khắc phục tình trạng gây phiền hà cho doanh nghiệp và người dân…

Đáng lưu ý, Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục nghiên cứu, đề xuất, sửa đổi, bổ sung chính sách thuế nhằm góp phần bình ổn thị trường, chống đầu cơ trong lĩnh vực bất động sản. Đồng thời, tăng cường theo dõi, kiểm tra việc cấp tín dụng trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản của hệ thống ngân hàng thương mại đối với các dự án bất động sản, nhất là các dự án lớn và chủ đầu tư lớn nhằm nắm bắt tình hình dư nợ và kịp thời có các giải pháp phòng chống rủi ro cho hệ thống ngân hàng.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động đầu tư bất động sản. Tiến hành thanh tra, kiểm tra và công bố công khai các dự án bất động sản đang thế chấp ngân hàng, các dự án không thực hiện bảo lãnh, các dự án chưa nộp tiền sử dụng đất, dự án chậm tiến độ, dự án chưa nghiệm thu công trình, chưa nghiệm thu phòng cháy chữa cháy, chậm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…

Theo Dân trí
Cùng chuyên mục
Tin khác