'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Thông tin trên được Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh đưa ra tại hội thảo "Giải pháp phục hồi thị trường bất động sản hậu Covid-19" diễn ra sáng nay (12/6).
Theo Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh, tuy đại dịch Covid-19 không làm ảnh hưởng toàn diện đến thị trường bất động sản nhưng cũng có những tác động nhất định đến một số yếu tố riêng biệt của thị trường, cũng như hoạt động của một số doanh nghiệp bất động sản vừa và nhỏ trong quý I/2020.
Ông Sinh cho biết chỉ tính riêng nhà ở thương mại, lượng tiêu thụ sản phẩm chỉ đạt khoảng 14%, thấp nhất trong vòng 4 năm qua và chỉ bằng khoảng 40% so với cùng kỳ năm 2019; lượng giao dịch thành công giảm 36,6% so với quý IV/2019 và chỉ bằng 14% của năm 2019.
Đối với văn phòng cho thuê, Thứ trưởng cho hay tỷ lệ văn phòng trống trong quý I/2020 tăng so với cùng kỳ năm 2019 (văn phòng hạng A trống 10,8%; hạng B trống 5,6%). Các khu du lịch, nghỉ dưỡng đều tạm dừng hoạt dộng, các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng hầu như không có nguồn thu.
Còn về nguồn vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, ông Sinh cũng cho biết vốn FDI bị sụt giảm mạnh. Trong quý I/2020 chỉ có 264 triệu USD vốn đăng ký (chiếm 3,08% tổng nguồn vốn FDI), tụt từ vị trí thứ 2 xuống vị trí thứ 4.
Cũng theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng, hiện số lượng doanh nghiệp được thành lập mới giảm 11,9%, tạm ngừng kinh doanh tăng 94,1% so với cùng kỳ năm 2019 (tỷ lệ doanh nghiệp tạm ngừng tăng cao nhất trong tất cả các ngành nghề); số lượng sàn giao dịch đóng cửa chiếm khoảng 80%; số còn lại khoảng 200 sàn thì đang hoạt động cầm chừng.
“Do đại dịch nên một số doanh nghiệp yếu về tài chính đã không có nguồn thu để trả lương cho người lao động và thanh toán các nghĩa vụ tài chính đến hạn cho nhà nước hoặc tổ chức tín dụng, những doanh nghiệp có thể tích lũy vốn thì cũng đủ nguồn lực đế tiếp tục triển khai đầu tư dự án”, Thứ trưởng cho hay.
Đáng chú ý, ông Sinh cho biết theo số liệu công bố báo cáo tài chính của 178 doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh bất động sản (kể cả doanh nghiệp kinh doanh đa ngành nghề) niêm yết trên HNX và HoSE thì tổng giá trị hàng tồn kho tính đến 31/12/2019 là 209.100 tỷ đồng.
“Trong đó giá trị tồn kho sản phẩm bất động sản chiếm khoảng 50%, tương đương khoảng 104.550 tỷ đồng, ngoài ra chưa kể lượng bất động sản tồn kho của các doanh nghiệp chưa niêm yết”, Thứ trưởng thông tin.
Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh, tổng lượng hàng tồn kho tính theo giá trị chỉ chiếm dưới 5% tổng mức đầu tư các dự án đang triển khai, tuy nhiên giá trị tồn kho lại tăng khoảng 20-30% so với kỳ trước;
Hàng tồn kho này chủ yếu là căn hộ cao cấp, căn hộ du lịch, nhà tái định cư... được xây dựng tại các vị trí xa trung tâm, hệ thống hạ tầng kỷ thuật và hạ tầng xã hội thiếu đồng bộ.
“Qua tính toán, nếu không bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 thì trong quý I/2020, các chủ đầu tư có thể sẽ giải phóng được khoảng từ 15 - 20% lượng hàng tồn kho, từ đó giúp có thêm nguồn vốn phục vụ cho đầu tư bất động sản”, Thứ trưởng Bộ Xây dựng phân tích.
Để tháo gỡ các khó khăn cho thị trường bẩt động sản nói chung cũng như các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản nói riêng do bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, Thứ trưởng Bộ Xây dựng đề xuất 2 nhóm giái pháp chính gồm: giải pháp cấp bách trước mắt và giải pháp lâu dài.
Ông Sinh cho rằng đối với giải pháp cấp bách trước mắt, cần phải thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội; cho phép chậm nộp, giãn nộp tiền sử dụng đất đến hết năm 2020 đối với các chủ đầu tư có dự án bất động sản đang triển khai thực hiện mà đến hạn phải nộp tiền; giảm 50% thuế VAT cho các chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại giá thấp, có diện tích căn hộ dưới 70m2, có giá bán không quá 1,5 tỷ đồng/căn….
Còn về giải pháp lâu dài, theo Thứ trưởng, cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện các quy định liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh bất động sản để bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật như: sửa đổi Luật Đất đai, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Xây dựng…. về các quy định liên quan đến trình tự, thủ tục thực hiện quyết định, chấp thuận chủ trương đầu tư, lựa chọn chủ đầu tư, giao đất, cho thuê đất, xác định giá đất, xác định chế độ sử dụng đất, về chuyển nhượng, chuyển đổi dự án đầu tư...
Trước mắt, Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh cho rằng khi chưa sửa Luật Đất đai thì cần sớm ban hành "Nghị định sửa đổi, bổ sung nghị định thi hành Luật Đất đai năm 2013" để xử lý các diện tích đất công xen kẹt trong dự án đầu tư bất động sản, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án bất động sản, cho phép các dự án đang thực hiện thủ tục nhận bàn giao đất mà doanh nghiệp thuộc diện được giãn, chậm nộp tiền sử dụng đất được nhận bàn giao đất, không yêu cầu phải chứng minh đã nộp tiền sử dụng đất để có thể triển khai dự án.
“Đồng thời phải sửa đổi, bổ sung Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 theo hướng tăng số lượng nhà ở mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được phép sở hữu trong mỗi một tòa nhà chung cư; cho phép tố chức, cá nhân nước ngoài được mua và sở hữu các bất động sản du lịch tại Việt Nam”, ông Sinh kiến nghị.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.