Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Áp lực giải ngân 23.000 tỷ đồng
Ngày 08/5, TP. Thủ Đức đã tổ chức chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với các hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án đường Vành đai 3 đoạn qua TP. HCM. Dự kiến có hơn 300 hộ nằm trong khu vực bị ảnh hưởng được chi trả với số tiền 2.300 tỷ đồng.
Trước đó, huyện Hóc Môn cũng đã tiến hành chi trả số tiền bồi thường khoảng 1.500 tỷ đồng cho 332 hộ dân, huyện Củ Chi cũng dự kiến chi trả cho 418 trường hợp, hoàn tất trong tháng 5 này.
Được biết, giá bồi thường hỗ trợ đất ở cho dự án cao nhất là hơn 73 triệu đồng/m2, trong khi đó, giá nền tái định cư cao nhất khoảng 55 triệu đồng/m2. Với mức bồi thường trên, người dân sẽ sớm ổn định cuộc sống.
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. HCM (KH&ĐT), dự án Vành đai 3 là dự án hạ tầng trọng điểm, sử dụng vốn ngân sách của TP. Hiện đang vào giai đoạn rất quan trọng là hoàn thành giải phóng mặt bằng và khởi công phần xây lắp. Tuyến Vành đai 3 có quy mô 6-8 làn xe, giai đoạn một sẽ làm trước 4 làn, hai bên xây đường song hành. Tuy nhiên, việc giải phóng mặt bằng sẽ được thực hiện toàn bộ để tránh tăng kinh phí giải phóng mặt bằng trong tương lai, với chiều rộng 63-120 m, diện tích hơn 642ha và tổng vốn đầu tư hơn 75.300 tỷ đồng.
“Theo kế hoạch, dự án Vành đai 3 sẽ được giải ngân 46% trong quý II/2023 khi tiến hành chi trả đợt 1 cho công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và đấu thầu 3 – 4 gói thầu xây lắp. Đến 9 tháng còn lại của năm nay sẽ phải giải ngân hết số tiền 23.000 tỷ đồng, trong đó có 18.000 tỷ chi trả bồi thường, giải phóng mặt bằng cho dự án”, đại diện Sở KH&ĐT TP cho hay.
Bơm tiền ra thị trường để cứu tăng trưởng
Quý I/2023, TP. HCM đứng trước áp lực tăng trưởng khi GRDP khi chỉ đạt 0,7% so với cùng kỳ năm trước và bị lãnh đạo TP nhận xét là “trận thua đậm về tăng trưởng kinh tế”.
Lý giải điều này, chuyên gia kinh tế, TS Lê Bá Chí Nhân cho rằng, một trong những nguyên nhân tăng trưởng TP thấp bất ngờ là do giải ngân đầu tư công quá thấp. Giải gân đầu tư công của TP theo thống kê đến hết tháng 3 là 1.608 tỷ đồng, chỉ đạt 4% so với kế hoạch được giao.
“Giải ngân vốn công thấp có nguyên nhân lớn do vướng đền bù, trong đó có dự án Vành đai 3 là dự án hạ tầng trọng điểm, sử dụng vốn ngân sách của TP. Việc TP quyết liệt trong công tác giải phóng mặt bằng, chi trả tiền bồi thường sẽ tháo gỡ ‘vốn mồi’ đầu tư công hiện nay”, TS Lê Bá Chí Nhân chia sẻ thêm.
Ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban QLDA Đầu tư Xây dựng các Công trình giao thông TP (chủ đầu tư dự án Vành đai 3) cho biết, dự án Vành đai 3 chỉ còn 9 tháng để giải ngân 23.000 tỷ đồng là nhiệm vụ rất khó. Tuy nhiên, chủ đầu tư và các đơn vị, địa phương liên quan sẽ quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ. Số vốn giải ngân sẽ tăng lên 75% trong quý III/2023 khi dự án tiếp tục chi trả tiền đền bù đợt 2 và đấu thầu các gói thầu xây lắp còn lại. Nếu thực hiện đúng tiến độ này, dự án Vành đai 3 sẽ hoàn thành giải ngân vào cuối năm.
Các chuyên gia nhân định, sau 12 năm quy hoạch, dự án Vành đai 3 TP. HCM sẽ khởi công vào tháng 6 tới, kỳ vọng tạo đột phá hạ tầng, mở ra không gian phát triển ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Hiện dự án đang vào giai đoạn rất quan trọng là hoàn thành giải phóng mặt bằng và khởi công phần xây lắp.
Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP. HCM ví von, Vành đai 3 là "con gà cao sản đẻ trứng vàng", vì tuyến đường khi hình thành sẽ tạo động lực lớn để phát triển kinh tế, xã hội cả vùng, mở ra hướng mới để phát triển đô thị, công nghiệp, thương mại, dịch vụ.
“Việc khai thác quỹ đất dọc tuyến sau khi dự án hoàn thành sẽ tạo nguồn thu lớn cho ngân sách các địa phương, nhằm tái đầu tư, phát triển hạ tầng giao thông, kinh tế. "Tiến độ chung của Vành đai 3 hiện cơ bản đáp ứng. 4 tỉnh, thành liên quan đang khẩn trương triển khai các phần việc để kịp khởi công dự án vào tháng 6", vị Chủ tịch TP. HCM chia sẻ.
Còn theo chuyên gia kinh tế, TS Trần Du Lịch, Vành đai 3 không chỉ là con đường chiến lược tạo liên kết vùng, mà cho thấy thay đổi rất lớn trong cách làm. Đây là dự án trọng điểm quốc gia nhưng TP. HCM được giao làm đầu mối triển khai. Điều này thể hiện rõ cơ chế phân cấp, phân quyền cũng như vai trò của địa phương khi làm công trình lớn.
Tháng 6/2022, Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư phần còn lại (hơn 76 km) của Vành đai 3 TP. HCM, mở ra hy vọng thay đổi diện mạo cho hạ tầng giao thông đang quá tải của vùng Đông Nam Bộ. Với tổng vốn hơn 75.300 tỷ đồng, đây là dự án có kinh phí lớn nhất trong các công trình giao thông phía Nam đến thời điểm hiện nay. |
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.