Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Chiều ngày 21/9, Tổng cục Đường bộ đã làm việc với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án đầu tư nâng cấp tuyến đường Pháp Vân - Cầu Giẽ. Sau cuộc họp, hai bên đã thống nhất điều chỉnh giảm mức giá sử dụng dịch vụ đường bộ tuyến Pháp Vân - Cầu Giẽ, trình Bộ Giao thông Vận tải phương án giảm giá vé sử dụng đường bộ trên tuyến.
Theo đó, thời điểm giảm sẽ từ ngày 15/10/2017. Tất cả các loại phương tiện đi trên tuyến được giảm 25% giá vé so với mức giá hiện tại.
Dự án đầu tư nâng cấp tuyến đường Pháp Vân – Cầu Giẽ được đầu tư theo hình thức BOT giữa Bộ Giao thông Vận tải và liên doanh nhà đầu tư (Công ty CP ĐTPT XD Minh Phát, Tổng Công ty XDCTGT 1 (CIENCO1), Công ty CPĐT&XDGT Phương Thành). Doanh nghiệp Dự án là Công ty Cổ phần BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ.
Được biết, dự án được thực hiện từ quý III/2014, đưa vào khai thác giai đoạn 1 ngày 30/9/2015. Tổng vốn đầu tư của dự án: 6.731 tỷ đồng. Trong đó, vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư 823,147 tỷ đồng; vốn vay 5.908 tỷ đồng.
"Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án đầu tư nâng cấp tuyến Pháp Vân – Cầu Giẽ đã làm việc với Tổng cục Đường bộ Việt Nam để đàm phán. Hai bên đã thống nhất điều chỉnh giảm mức giá dịch vụ sử dụng đường bộ tuyến Pháp Vân – Cầu Giẽ, trình Bộ Giao thông vận tải (GTVT) phương án giảm giá vé sử dụng đường bộ trên tuyến. Theo đó, bắt đầu giảm phí từ ngày 15/10/2017. Tất cả các loại phương tiện đi trên tuyến được giảm 25% giá vé so với mức giá hiện tại", Phạm Văn Khôi, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty Phương Thành Tranconsin – Nhà đầu tư BOT dự án Pháp Vân – Cầu Giẽ nói.
Theo ông Khôi, Tổng cục Đường bộ Việt Nam cũng đề nghị Bộ GTVT giao các cơ quan chuyên môn điều chỉnh phương án tài chính, điều chỉnh hợp đồng dự án đầu tư nâng cấp tuyến Pháp Vân – Cầu Giẽ cho phù hợp. Theo phương án trình Bộ GTVT, đến năm 2021 sẽ bắt đầu tăng giá vé trở lại với mức tăng 18% và sau đó 3 năm tăng một lần, mỗi lần tăng 18%.
Đại diện chủ đầu tư dự án BOT này cũng cho biết, mức giảm được tính toán dựa trên lưu lượng xe tăng. Mức tăng giảm được tính chẵn 25%. Theo đó, xe dưới 9 chỗ đi hết tuyến từ 45.000 đồng/lượt sẽ giảm xuống còn 35.000 đồng/lượt. Nếu không giảm giá, thời gian thu có thể giảm xuống còn 11 đến 12 năm, tuy nhiên với lưu lượng xe tăng lên, mức giá giảm xuống, thời gian thu dự kiến sẽ vẫn duy trì khoảng 17 năm.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.