'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Sáng 4/8, Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam (VFCA) phối hợp với Trường Đại học Văn Lang (VLU) tổ chức Diễn đàn “Phát triển thị trường tài chính cá nhân tại Việt Nam” với chủ đề: “Định hướng phát triển hoạch định tài chính cá nhân tại Việt Nam” tại Cơ sở chính của Trường Đại học Văn Lang, 69/68 Đặng Thùy Trâm, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP. HCM.
Phát biểu tại diễn đàn, TS Nguyễn Thị Hiền, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước) đánh giá cao ý tưởng tổ chức diễn đàn phát triển thị trường tài chính cá nhân trong bối cảnh các bộ, ngành, các tổ chức từ Trung ương tới địa phương đang rất quyết liệt và mạnh mẽ để triển khai cái chiến lược tài chính toàn diện đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Nêu định nghĩa về tài chính cá nhân, TS Nguyễn Thị Hiền cho biết theo Hội đồng giáo dục tài chính quốc gia của Mỹ, tài chính cá nhân là việc sở hữu các kỹ năng và kiến thức tài chính cần thiết để tự tin đưa ra các quyết định sang suốt nhằm đáp ứng tốt nhất các mục tiêu của cá nhân, của gia đình và cộng đồng.
Về hoạch định tài chính cá nhân, theo định nghĩa của Bách khoa từ điển của Cambirdge, là tổng hợp những hoạt động để đưa ra quyết định về cách thức sắp xếp, quản lý tình hình tài chính cá nhân, bao gồm việc tạo ngân sách, tiết kiệm tiền, lập kế hoạch cho giáo dục, nghỉ hưu và đóng thuế... dựa trên nguyên tắc lập kế hoạch tài chính cá nhân thận trọng và có trách nhiệm
Còn theo định nghĩa của Hội đồng tiêu chuẩn chứng nhận Nhà hoạch định tài chính của Mĩ (FCA Board), hoạch định tài chính cá nhân liên quan đến việc nghiên cứu toàn bộ bức tranh tình hình tài chính tổng thể của khách hàng và tư vấn cho họ để có thể đạt được mục tiêu tài chính ngắn hạn và dài hạn. Từ việc tiết kiệm cho giáo dục, lập kế hoạch hưu trí đến quản lý hiệu quả đóng thuế và bảo hiểm, nhà hoạch định tài chính cá nhân phải tạo lập, phát triển mối quan hệ với khách hàng để đảm bảo cung cấp cho khách hàng sự tự tin hôm nay và một cuộc sống an toàn hơn trong tương lai.
Theo TS Nguyễn Thị Hiền, ngành hoạch định tài chính cá nhân đã có từ lâu trên thế giới, riêng tại Mỹ đã tồn tại gần 50 năm.
"Với đặc điểm là đưa ra định hướng tổng thể giúp khách hàng đạt được các mục tiêu quản lý tài chính trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, việc phát triển ngành hoạch định tài chính cá nhân được kỳ vọng sẽ giúp tuyên truyền cũng như là nâng cao nhận thức cho người dân về tầm quan trọng của hoạch định tài chính cá nhân", Phó Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng nhìn nhận.
Cũng theo TS Nguyễn Thị Hiền, các dịch vụ về hoạch định tài chính cá nhân có ở rất nhiều quốc gia. Tuy nhiên, không phải quốc gia nào cũng có những tiêu chuẩn để quản lý và giám sát thị trường tài chính cá nhân.
"Theo số liệu mà chúng tôi thu thập được, tính tới thời điểm hiện nay đã có 27 quốc gia ban hành các tiêu chuẩn và điều kiện giấy phép ngành hoạch định tài chính cá nhân. Trong số này, có 12 quốc gia thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương, như là Hàn Quốc, Malaysia, Nhật Bản, Trung Quốc… Điều này cho thấy rằng những nước thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã có tầm nhìn, cũng như nhận thức được rõ khi nền kinh tế phát triển thì vai trò của ngành hoạch định tài chính cá nhân là vô cùng quan trọng", bà Hiền nói.
Qua nghiên cứu, trong bối cảnh mà thị trường tài chính phát triển, nền kinh tế phát triển thì vai trò của hoạch định tài chính cá nhân là một xu thế là vô cùng cần thiết và tất yếu. Tại Việt Nam, mức độ hiểu biết tài chính của người dân so với các nước trong khu vực còn khá khiêm tốn và hạn chế. Các khảo sát cũng cho thấy rằng mức độ hiểu biết tài chính của người dân mà có thu nhập thấp ít hơn rất nhiều so với người dân có mức thu nhập trung bình và cao.
"Hiện Chính phủ cũng nhận thức rất rõ về vấn đề này. Chính vì vậy trong chiến lược tài chính toàn diện quốc gia thì 1 trong 5 trụ cột chính là phải nâng cao kiến thức tài chính cho người dân. Trong thời gian qua, rất nhiều tổ chức như Ngân hàng Nhà nước, các cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức tư nhân… đã tổ chức các chương trình nâng cao nhận thức hoạch định tài chính cá nhân cho người dân. Tuy vậy, phần lớn các chương trình này đều mang tính chất tự phát. Do đó, cần có một chiến lược quốc gia về giáo dục tài chính. Đồng thời phân công nhiệm vụ rõ ràng để tránh chồng lấn giữa các cơ quan, ban ngành, của các tổ chức…", TS Nguyễn Thị Hiền nhấn mạnh.
Theo vị lãnh đạo Viện Chiến lược ngân hàng, vai trò của ngành hoạch định tài chính cá nhân là cần thiết hơn bao giờ hết. Nó giúp người dân hiểu biết về kiến thức tài chính, hiểu thêm về các sản phẩm dịch vụ tài chính… Từ đó, giúp người dân ý thức được việc tự bảo vệ mình trong các hoạt động đầu tư tài chính. Người dân cũng cần phải bảo vệ mình bằng việc nâng cao hiểu biết về hoạch định tài chính cá nhân, không phó mặc cho cá nhân hay tổ chức nào quyết định.
Tuy cấp thiết là thế, nhưng Việt Nam hiện vẫn chưa có ngành này và một trong những lý do cốt lõi nhất, cơ bản nhất là thông tin về ngành quản lý tài chính cá nhân với các cấp có thẩm quyền và người dân còn mỏng. Thậm chí còn chưa có các nghiên cứu cấp cơ sở về ngành này. Điều này cho thấy ngành này chưa có được sự quan tâm đúng mực và chưa được nhận thức đầy đủ về vai trò và tầm quan trọng của ngành hoạch định tài chính cá nhân.
"Vì thế, tôi xin đưa ra 3 đề xuất. Thứ nhất là phải đẩy mạnh công tác truyền thông để người dân hiểu được vai trò quan trọng của ngành hoạch định tài chính cá nhân. Thứ hai chính là việc thay đổi tư duy của lãnh đạo. Rõ ràng, khi xã hội nhận thức cao hơn về vai trò của hoạch định tài chính cá nhân thì cần có các chuyên ngành hoạch định tài chính cá nhân. Cuối cùng là phải nghiên cứu, ban hành các tiêu chuẩn và có cơ chế giám sát để ngành hoạch định tài chính cá nhân phát triển một cách bền vững", TS Nguyễn Thị Hiền, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng, nêu quan điểm.
Chia sẻ tại diễn đàn, PGS.TS Nguyễn Tiến Hoàng, Trưởng khoa Tài chính – Ngân hàng, Trường Đại học Văn Lang, cho hay việc kiểm soát, quản lý được dòng tiền là rất quan trọng và đây là nội dung cơ bản của hoạch định tài chính cá nhân. "Nếu như người dân được trang bị kiến thức một cách đầy đủ hơn về tài chính cá nhân thì có lẽ những sự cố trong lĩnh vực trái phiếu doanh nghiệp, bảo hiểm như năm vừa qua cũng sẽ được giảm thiểu", PGS. TS Nguyễn Tiến Hoàng bày tỏ.
Theo đại diện Trường Đại học Văn Lang, hiện nay, các cơ sở đào tạo tại Việt Nam vẫn chưa có ngành hoạch định tài chính cá nhân. Với trường Đại học Văn Lang, thời gian tới sẽ mở chuyên ngành hoạch định tài chính cá nhân trong ngành đào tạo tài chính ngân hàng và khi được Bộ Giáo dục và Đào tạo chấp thuận như một ngành chính thức có mã ngành thì sẽ nâng cấp thành ngành hoạch định tài chính cá nhân.
"Chúng tôi mong muốn các cơ sở giáo dục, các trường đại học khác ở Việt Nam sẽ có sự đồng hành với chúng tôi để giúp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về tài chính, tránh được những sự cố đáng tiếc như thời gian qua", PGS.TS Nguyễn Tiến Hoàng nói.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.