Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Theo đó, Dự án xây dựng đường bộ cao tốc đoạn Nha Trang – Cam Lâm có điểm đầu tại Km0 (Km12 + 700/DDT2), giao đường tỉnh số 2 và cũng là điểm cuối (theo quy hoạch) đường bộ cao tốc Bắc Nam phía Đông, đoạn Quy Nhơn – Nha Trang, thuộc xã Diên Thọ, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Điểm cuối của tuyến sẽ là Km29, trùng với điểm đầu Dự án Cam Lâm – Vĩnh Hảo, thuộc địa phận xã Cam Hiệp Bắc, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa.
Dự án cao tốc đoạn Nha Trang – Cam Lâm đi qua 2 huyện Diên Khánh và Cam Lâm tỉnh Khánh Hòa có chiều dài 29km, quy mô 6 làn xe và tốc độ 120 km/giờ. Trong giai đoạn 1, nhà đầu tư sẽ triển khai xây dựng 4 làn xe, rộng 17m đồng thời sẽ triển khai giải phóng mặt bằng và cắm mốc 6 làn xe để khi có nhà đầu tư triển khai giai đoạn 2 chỉ việc bàn giao đất sạch. Dự án dự kiến khởi công vào năm 2019 và cơ bản hoàn thành vào năm 2021.
Được biết, theo đề xuất của đơn vị tư vấn lập dự án là liên danh Công ty Cổ phần Tư vấn Trường Sơn và Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng giao thông 8, dự án có tổng mức đầu tư là 4.059 tỷ đồng. Trong đó nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước là 3.219 tỷ đồng, vốn đầu tư BOT là 774,5 tỷ đồng. Đáng chú ý, với chi phí xây dựng khoảng 2.203 tỷ đồng thì suất đầu tư bình quân dự án rơi vào khoảng 76 tỷ đồng/km.
Về phương án hoàn vốn, với mức giá dịch vụ là 1.500 đồng/km/PCU, nhà đầu tư có thể hoàn vốn trong vòng 23,8 năm.
Theo Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh, trước đó, phương án xây dựng đường cao tốc đoạn Nha Trang - Cam Lâm đã được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt vào năm 2010 nhưng do không bố trí được nguồn vốn nên dự án bị dừng đến nay.
Mới đây, Quốc hội đã đồng ý triển khai lại dự án, nằm trong chiến lược xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến bắc - nam phía đông, giai đoạn 2017 - 2020. Tuy nhiên, 5 năm qua, hiện trạng khu vực lập dự án đã có một số thay đổi nên phải tiến hành khảo sát, rà soát lại các quy hoạch của tỉnh, các văn bản pháp luật mới. Đồng thời, lập báo cáo mới theo hướng giảm thiểu tối đa việc di dời nhà ở, giải phóng mặt bằng, ít ảnh hưởng đến đất sản xuất nông nghiệp, việc kết nối với các tuyến đường giao thông hiện tại được thuận lợi hơn. Chính vì vậy, phương án mới có một số điều chỉnh cho phù hợp.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.