Cao tốc Bắc-Nam: Chủ tịch Quảng Ngãi 'lệnh' không để xảy ra tách thửa, chuyển nhượng đất

Nhuệ Lộc - 23/03/2022 10:36 (GMT+7)

(VNF) - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh, Trưởng Ban Chỉ đạo giải phóng mặt bằng dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 đoạn qua địa bàn tỉnh vừa ký quyết định ban hành quy chế hoạt động và phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong Ban Chỉ đạo.

VNF
Cao tốc Bắc - Nam.

Theo đó, quy chế trên quy định cụ thể nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng, các Phó trưởng Ban Chỉ đạo và thành viên Ban Chỉ đạo; mối quan hệ công tác giữa Ban Chỉ đạo với Chủ đầu tư, Văn phòng UBND tỉnh, các sở, ban ngành liên quan của tỉnh, UBND cấp huyện, các tổ chức chính trị - xã hội của tỉnh trong công tác giải phóng mặt bằng.

Cũng tại công văn này, ông Đặng Văn Minh có ý kiến chỉ đạo các địa phương tập trung quản lý nguyên trạng về đất đai, vật kiến trúc, cây cối đối với phần diện tích đất nằm trong ranh giới thu hồi thực hiện dự án.

Bên cạnh đó, các đơn vị liên quan tuyệt đối không để xảy ra việc tách thửa, chuyển nhượng, chuyển mục đích sử dụng đất, xây dựng, trồng cây trái phép nhằm trục lợi liên quan đến công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư dự án.

Trước đó, tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo GPMB do Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Văn Minh trực tiếp làm Trưởng ban, thành viên là Thủ trưởng các sở, ban ngành, Bí thư Huyện ủy, thị ủy, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã liên quan.

Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, giai đoạn 2021 - 2025 có tổng chiều dài 729km, đi qua 12 tỉnh, thành phố, gồm các đoạn Hà Tĩnh-Quảng Trị (267km), Quảng Ngãi-Nha Trang (353km) và Cần Thơ-Cà Mau (109km), sơ bộ tổng mức đầu tư 146.990 tỷ đồng theo hình thức đầu tư công, được chia thành 12 dự án thành phần vận hành độc lập, cơ bản hoàn thành vào năm 2025 và đưa vào khai thác, vận hành từ năm 2026.

Dự án thành phần đoạn Quảng Ngãi-Hoài Nhơn có chiều dài 88km. Đoạn qua tỉnh Quảng Ngãi trên 60km, đi qua các huyện Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Mộ Đức và thị xã Đức Phổ.

Ngày 15/3/2022, Bộ Giao thông vận tải đã bàn giao hồ sơ thiết kế cắm cọc giải phóng mặt bằng đợt 1 của dự án cho 4 tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa. Trong đó đoạn qua tỉnh Quảng Ngãi bàn giao 10/60,3km thuộc địa bàn huyện Tư Nghĩa và Nghĩa Hành.

Theo kế hoạch, Bộ Giao thông vận tải sẽ bàn giao hồ sơ thiết kế cắm cọc giải phóng mặt bằng đợt 2 ngày 30/4/2022 và đợt 3 ngày 30/6/2022 đối với các đoạn còn lại.

Công tác bồi thường, GPMB, hỗ trợ tái định cư dự án là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là nút thắt về tiến độ hoàn thành dự án, với mục tiêu yêu cầu các địa phương hoàn thành bàn giao 70% diện tích mặt bằng trước ngày 20/11/2022 và bàn giao toàn bộ diện tích còn lại trong quý III/2023.

Cùng chuyên mục
Trình Quốc hội quyết địnnh lập Thành phố Huế trực thuộc Trung ương

Trình Quốc hội quyết địnnh lập Thành phố Huế trực thuộc Trung ương

(VNF) - Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất về việc trình Quốc hội xem xét, quyết định thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương tại kỳ họp thứ 8.

Hàng trăm tỷ phú hàng đầu thế giới, đi du thuyền đến Hạ Long hội ngộ

Hàng trăm tỷ phú hàng đầu thế giới, đi du thuyền đến Hạ Long hội ngộ

(VNF) - Hàng trăm đại gia là triệu, tỷ phú châu Âu và châu Á sẽ dự Lễ hội “Nghệ thuật vì khí hậu” tại Hạ Long vào tháng 1/2025, nhiều người sẽ đến bằng du thuyền.

Bảo vệ CEO tỷ phú: Khoản chi lên tới hàng chục triệu USD/năm của các tập đoàn

Bảo vệ CEO tỷ phú: Khoản chi lên tới hàng chục triệu USD/năm của các tập đoàn

(VNF) - Bảo vệ sự an toàn cho các CEO không còn là câu chuyện xa lạ đối với các tập đoàn lớn. Đặc biệt trong số đó, các công ty công nghệ được đánh giá là có khoản chi mạnh tay nhất khi sẵn sàng bỏ ra hàng triệu USD/năm chỉ để giữ cho CEO của họ không vướng vào nguy hiểm.

Loạt dự án hạ tầng nghìn tỷ thay đổi diện mạo huyện Đông Anh

Loạt dự án hạ tầng nghìn tỷ thay đổi diện mạo huyện Đông Anh

(VNF) - Nhiều dự án hạ tầng sắp được triển khai tại huyện Đông Anh (Hà Nội) trong bối cảnh sắp lên quận trong năm 2025 kỳ vọng làm thay đổi diện mạo khu vực này.

Xô đổ kỷ lục, xuất khẩu sầu riêng thu khoản tiền lớn nhất lịch sử

Xô đổ kỷ lục, xuất khẩu sầu riêng thu khoản tiền lớn nhất lịch sử

(VNF) - Người dân Trung Quốc chi hàng tỷ USD mỗi năm mua sầu riêng còn Việt Nam trúng lớn nhờ xuất khẩu. Số tiền thu về từ bán loại quả này trong 9 tháng năm 2024 ước lên tới 2,5 tỷ USD, kỷ lục chưa từng có trong lịch sử.

Huy động tiền gửi 6%, vì sao ngân hàng phát hành TP lãi suất 8,2%/năm?

Huy động tiền gửi 6%, vì sao ngân hàng phát hành TP lãi suất 8,2%/năm?

(VNF) - Nhiều ngân hàng phát hành trái phiếu với lãi suất cao hơn gửi tiết kiệm, có ngân hàng tới 8,2%/năm nhằm đảm bảo nguồn vốn, đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn.

Dòng vốn ESG bùng nổ nghìn tỷ USD, Việt Nam mới có 1 quỹ 14 triệu USD

Dòng vốn ESG bùng nổ nghìn tỷ USD, Việt Nam mới có 1 quỹ 14 triệu USD

(VNF) - Quy mô tài sản các quỹ đầu tư phát triển bền vững ESG tại khu vực châu Á tăng hơn 10 lần trong một thập kỷ qua, đạt hơn 58.000 tỷ USD. Tuy nhiên, Việt Nam chỉ có một quỹ đầu tư ESG khoảng 14 triệu USD.

Báo cáo triển vọng phát triển Châu Á tháng 9/2024

Báo cáo triển vọng phát triển Châu Á tháng 9/2024

(VNF) - Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế tích cực cho Việt Nam, với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ước đạt 6,0% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.

Nhiều bất cập còn tồn tại, Cục Hải quan Hà Nam Ninh phải chấn chỉnh, xử lý

Nhiều bất cập còn tồn tại, Cục Hải quan Hà Nam Ninh phải chấn chỉnh, xử lý

(VNF) - Thanh tra Bộ Tài chính chỉ ra hàng loạt bất cập còn tồn tại và yêu cầu Cục Hải quan Hà Nam Ninh có biện pháp chấn chỉnh, xử lý.

Áp Luật Đất đai mới, một dự án ở TP.HCM tăng vốn thêm 7.300 tỷ

Áp Luật Đất đai mới, một dự án ở TP.HCM tăng vốn thêm 7.300 tỷ

(VNF) - Hội đồng Nhân dân TP.HCM khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã thông qua Nghị quyết về điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Nạo vét, cải tạo môi trường, xây dựng hạ tầng rạch Xuyên Tâm (từ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đến sông Vàm Thuật) quận Gò Vấp, Bình Thạnh.