Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Tờ Vientiane Times ngày 17/3 đưa tin việc xây dựng tuyến đường sắt nối thủ đô Vientiane, Lào với cảng Vũng Áng, miền Trung Việt Nam dự kiến sẽ bắt đầu vào tháng 11/2022.
Đây là tuyến đường có trị giá khoảng 5 tỷ USD đã được Chính phủ Lào và Việt Nam đồng ý cùng phát triển, sẽ cho phép Lào tiếp cận cảng nước sâu Vũng Áng - cảng biển gần nhất với thủ đô Vientiane.
Tờ báo dẫn lời Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Thương mại Dầu khí Lào (PetroTrade), một trong những nhà đầu tư tham gia vào dự án, ông Chanthone Sitthixay cho biết nhà phát triển của phía Lào sắp trình kết quả nghiên cứu khả thi đoạn tuyến đường sắt đi qua Lào lên Bộ Công chính và Vận tải để phê duyệt.
Trong khi phía bên Việt Nam, một doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam đã được thuê để thực hiện nghiên cứu khả thi đoạn tuyến đường sắt ở Việt Nam. Nghiên cứu dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 6/2022 và sau đó sẽ được trình lên Quốc hội Việt Nam để thông qua vào giữa năm nay. (Xem thêm)
Dự án cầu Rạch Miễu 2 do Bộ Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư, dự kiến khởi công vào ngày 29/3.
Theo UBND tỉnh Bến Tre, dự án cầu Rạch Miễu 2 đã được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt với tổng mức đầu tư 5.175 tỷ đồng và đường gom được UBND tỉnh phê duyệt có tổng mức đầu tư khoảng 1.158 tỷ đồng, lấy từ nguồn ngân sách nhà nước.
Cầu Rạch Miễu 2 là dự án lớn, quan trọng, đứng đầu trong 11 dự án trọng điểm theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ XI, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng hai tỉnh Tiền Giang, Bến Tre nói riêng và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung; làm giảm ùn tắc, tai nạn giao thông; rút ngắn khoảng cách giao thông từ TP. HCM đi Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.
Tổng chiều dự án cầu Rạch Miễu 2 dài khoảng 17,6km, trong đó chiều dài các cầu dẫn dài 2km, rộng 20,5m. Phần cầu vượt luồng chính sông Tiền được thiết kế cầu dây văng với nhịp chính dài 270m, rộng 17,5m. Cầu Rạch Miễu 2 có quy mô 6 làn xe (4 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ), vận tốc thiết kế 80km/h.
Điểm đầu dự án tại ngã tư Đồng Tâm (nút giao giữa QL1 với đường tỉnh 870) thuộc địa phận huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, điểm cuối nằm trên QL60 (thuộc địa phận TP. Bến Tre). (Xem thêm)
Liên quan đến bức xúc của tài xế đi trên tuyến Quốc lộ 1 qua hầm Phước Tượng, Phú Gia (Thừa Thiên - Huế) phải cho xe chạy đường đèo nhưng vẫn trả phí gộp qua hầm (đang sửa chữa), Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản yêu cầu Công ty Cổ phần Phước Tượng - Phú Gia giải quyết sự việc.
Theo đó, Tổng cục Đường bộ yêu cầu Cổ phần Phước Tượng - Phú Gia thực hiện phương án tổ chức giao thông khi thi công trên đường bộ đang khai thác theo đúng quy định, tạo điều kiện để các phương tiện lưu thông qua hầm nhanh chóng, an toàn.
Trong quá trình thi công, trường hợp lưu lượng xe lớn, bắt buộc phải phân lưu các phương tiện đi đường đèo, Tổng cục Đường bộ yêu cầu doanh nghiệp phải có phương án trừ tiền thu phí đối với các phương tiện không lưu thông qua hầm đường bộ Phước Tượng, Phú Gia.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam cũng yêu cầu Cục Quản lý đường bộ II thường xuyên kiểm tra công tác đảm bảo an toàn giao thông trong quá trình thi công theo quy định; tổ chức giám sát việc thu phí theo nội dung nêu trên. (Xem thêm)
Bộ GTVT vừa có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, giai đoạn 1.
Theo tờ trình này, dự án có điểm đầu tại nút giao tuyến tránh Quốc lộ 91, TP. Châu Đốc, tỉnh An Giang và điểm cuối tại cảng Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng. Tổng chiều dài dự án khoảng 188,2km (tỉnh An Giang khoảng 57,2km; TP. Cần Thơ khoảng 37,2km; tỉnh Hậu Giang khoảng 36,9km và tỉnh Sóc Trăng khoảng 56,9km).
Theo quy hoạch mạng lưới đường bộ Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tuyến đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng có quy mô là 6 làn xe. Tuy nhiên, giai đoạn phân kỳ sẽ chỉ đầu tư với quy mô mặt cắt ngang 4 làn xe, bề rộng nền đường 17m.
Tại tờ trình ngày 11/2/2022, sơ bộ tổng mức đầu tư dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng khoảng 45.024 tỷ đồng. Sau khi rà soát theo ý kiến của hội đồng thẩm định, tại tờ trình lần này, sơ bộ tổng mức đầu tư dự án còn khoảng 44.691 tỷ đồng, giảm khoảng 333 tỷ đồng.
Trên cơ sở quy định pháp luật, sự cần thiết đầu tư của dự án, để bảo đảm triển khai thành công và sớm hoàn thành dự án, Bộ GTVT đề xuất lựa chọn hình thức đầu tư công để phù hợp với quy định hiện hành. Sau khi hoàn thành sẽ nhượng quyền thu phí để thu hồi vốn nhà nước.
Để đảm bảo rút ngắn thời gian thực hiện, Bộ GTVT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc áp dụng cơ chế chỉ định thầu trong 2 năm 2022 và 2023 đối với các gói thầu tư vấn, gói thầu phục vụ di dời hạ tầng kỹ thuật, gói thầu thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư, gói thầu xây lắp của các dự án quan trọng quốc gia, các dự án hạ tầng quan trọng có quy mô lớn, cấp bách về hạ tầng giao thông. (Xem thêm)
Theo báo cáo của Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông, đến nay khối lượng giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 còn lại khoảng 0,102km/652,86km chưa bàn giao mặt bằng và 1/83 khu tái định cư chưa hoàn thành.
Hiện nay, 1 dự án đã hoàn thành (Cao Bồ - Mai Sơn), 10 dự án đang triển khai thi công xây dựng; lũy kế khối lượng xây lắp hoàn thành đến nay khoảng 31,1% giá trị hợp đồng, chậm khoảng 1,41% so với kế hoạch. Trong đó, 8 dự án đáp ứng và cơ bản đáp ứng tiến độ, 2 dự án chậm so với kế hoạch là Diễn Châu - Bãi Vọt và Vĩnh Hảo - Phan Thiết.
Cụ thể, dự án Diễn Châu - Bãi Vọt đến nay chậm 6,79% giá trị hợp đồng so với kế hoạch. Nguyên nhân chậm tiến độ được đánh giá do doanh nghiệp dự án rất hạn chế về năng lực trong công tác quản lý, điều hành; chậm trễ trong công tác lựa chọn nhà thầu; các nhà thầu chậm trễ huy động nhân sự, máy móc, thiết bị để triển khai thi công.
Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu chủ đầu tư dự án phải ý thức được trách nhiệm của mình đối với dự án quan trọng của quốc gia, khẩn trương kiện toàn bộ máy quản lý, điều hành của doanh nghiệp dự án; chỉ đạo các nhà thầu phải khẩn trương bố trí nhân lực, máy móc, thiết bị để triển khai thực hiện; lập tiến độ tổng thể, chi tiết (trên nguyên tắc bù đắp tiến độ bị chậm), kế hoạch từng tháng, từng tuần và kiểm soát tiến độ thực hiện hằng tuần đối với từng gói thầu.
Đối với đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết, đến nay chậm 8,89% giá trị hợp đồng so với kế hoạch điều chỉnh. Nguyên nhân chủ yếu do thiếu nguồn vật liệu đất đắp nền (thiếu khoảng 2,46 triệu m3; các nhà thầu chưa đẩy nhanh tiến độ theo yêu cầu).
Trong tuần này, Bộ Giao thông Vận tải sẽ làm việc với lãnh đạo cấp cao của các nhà thầu thi công dự án để yêu cầu các nhà thầu ký cam kết hoàn thành các gói thầu đúng tiến độ; huy động tối đa mọi nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ thi công bù đắp khối lượng chậm tiến độ đảm bảo hoàn thành các gói thầu, dự án đúng tiến độ cam kết. (Xem thêm)
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.