Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Theo VEC, đoạn 1 phía Tây (các gói thầu A1, A2-1, A2-2, A3, A4) của dự án, các gói thầu đã dừng thi công từ năm 2019 do hiệp định vay đã hết hạn ngày 30/6/2019. Trong đó, gói thầu A1 đạt 81,24%, gói A2-2 đạt 68,47% và A4 đạt 78,1% khối lượng thực hiện. Gói thầu A2-1 và A3 đã cơ bản hoàn thành (chỉ còn các hạng mục phụ trợ).
Hiện nay VEC sử dụng nguồn vốn tự có để đàm phán với các nhà thầu để tái khởi động. Dự kiến, ngoài gói thầu A1 đang thực hiện thủ tục chấm dứt hợp đồng, các gói thầu đoạn phía Tây sẽ hoàn thành thi công trước ngày 31/12/2023.
Tại đoạn 2, các gói thầu (J1, J2, J3) đã dừng thi công từ năm 2019 do không được bố trí vốn. Trong đó, gói thầu J2 đã hoàn thành, gói thầu J1 và J3 đã cơ bản hoàn thành phần cầu dẫn. Cầu Bình Khánh (gói J1) và Phước Khánh (gói J3) đã hoàn thành trụ tháp, khối K0. Khối lượng đã thi công gói J1 đạt 77,63% và gói J3 đạt 80,7%.
Đối với gói thầu J1, VEC và nhà thầu đang đàm phán để tái khởi động, song, nhà thầu yêu cầu thanh toán chi phí dừng chờ trước khi triển khai thi công. Trong trường hợp thương thảo không thành công sẽ phải chấm dứt hợp đồng và lựa chọn nhà thầu mới, dự kiến hoàn thành trong quý I/2025, đại diện của VEC cho biết.
Với gói thầu J3, VEC và nhà thầu đã thống nhất chấm dứt hợp đồng. "VEC đang triển khai các thủ tục đấu thầu lựa chọn Nhà thầu thi công mới với mục tiêu hoàn thành thi công trong quý I/2025”, VEC thông tin.
Cập nhật tình hình thi công đoạn 3 phía Đông, theo VEC, các gói thầu A5 và A7 đang triển khai thi công. Trong đó, sản lượng gói thầu A5 đạt 95,08%. Sản lượng gói thầu A7 đạt 61,53%.
Gói A6 đã thi công đạt 33,93%, VEC và nhà thầu đã thống nhất chấm dứt hợp đồng. Thủ tục đấu thầu lựa chọn nhà thầu thi công mới đang được triển khai với mục tiêu hoàn thành thi công trước ngày 31/12/2023.
VEC cho biết, theo Quyết định số 1131 ngày 22/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư xây dựng đường cao tốc Bến Lức - Long Thành, thời gian hoàn thành dự án đưa vào khai thác sử dụng là trước ngày 31/12/2023.
Tuy nhiên, do vướng mắc về nguồn vốn Jica, vốn đối ứng và thủ tục phê duyệt chủ trương sử dụng vốn dư khoản vay 2 cho khối lượng còn lại của đoạn phía Tây đến nay chưa xong và thời gian phát sinh trong quá trình lựa chọn nhà thầu mới tại gói J1 và J3, VEC kiến nghị trong khi chờ thực hiện thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư dự án, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương gia hạn thời gian hoàn thành dự án đến ngày 30/9/2025.
"Thời gian hoàn thành chính xác sẽ kiến nghị khi đệ trình xin phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư", VEC đề xuất.
Trước đó, trong khi chờ giải quyết các thủ tục về nguồn vốn, VEC kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép VEC chủ động cân đối, sử dụng vốn của VEC để tái khởi động thi công, giải ngân cho dự án.
Đồng thời, VEC kiến nghị cho phép VEC khoanh lại phần lãi phát sinh của khoản tiền hơn 5.334 tỷ đồng từ năm 2012 đến hết ngày 31/12/2021 là hơn 4.561 tỷ đồng và không tính lãi phát sinh từ năm 2022 trở đi để VEC có thể cân đối được nguồn vốn từ nguồn thu phí nhàn rỗi chưa đến kỳ trả nợ để đầu tư vào dự án và đảm bảo khả năng trả nợ, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ.
VEC cam kết sẽ hoàn trả khoản tiền lãi hơn 4.561 tỷ đồng trong vòng 5 năm từ năm 2030 - 2034 để không ảnh hưởng đến dòng tiền hoạt động kinh doanh của VEC.
Hiện nay, giá trị sản lượng các gói thầu tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành đã triển khai thi công đạt 10.967 tỷ đồng, tương đương 79,96% giá trị xây lắp của dự án (theo hợp đồng gốc). |
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.