Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Trong văn bản, Bộ GTVT cho biết, năm 2020, dự án đã được gia hạn thời gian thực hiện đến ngày 31/12/2023. Tuy nhiên đến nay vẫn còn một số vướng mắc tồn đọng liên quan đến việc bố trí vốn nước ngoài.
Cụ thể, các thủ tục bố trí vốn nước ngoài cho các gói thầu đoạn sử dụng vốn vay JICA và thủ tục bố trí vốn đối ứng cho dự án vẫn chưa hoàn thành; việc sử dụng vốn dư Hiệp định vay ADB lần 2 để hoàn thành các gói thầu đoạn phía Tây chưa được chấp thuận.
Điều này dẫn tới tình trạng thiếu vốn thi công, thời gian dừng chờ kéo dài, nhiều nhà thầu đã chấm dứt hợp đồng.
Phía chủ đầu tư dự án là Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) hiện đang phải đấu thầu lại để lựa chọn nhà thầu thi công mới nên khó có thể đảm bảo tiến độ hoàn thành trước 31/12/2023 như đã cam kết.
Bên cạnh đó, VEC đang nghiên cứu đầu tư bổ sung hoàn chỉnh nút giao Quốc lộ 51 để đảm bảo kết nối liên thông cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu phục vụ Cảng hàng không quốc tế Long Thành đi vào khai thác. Dự kiến, hạng mục công trình này hoàn thành vào quý III/2025.
Trên cơ sở này, Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận điều chỉnh thời gian thực hiện dự án đến ngày 30/9/2025.
Tờ trình của Bộ GTVT cũng cho biết Bộ GTVT đã có quyết định phê duyệt tổng mức đầu tư, cơ cấu nguồn vốn và cơ chế tài chính của dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành.
Theo nội dung điều chỉnh, tổng mức đầu tư dự án được cập nhật đến thời điểm hiện nay là 30.073 tỷ đồng. Mức kinh phí sau điều chỉnh đã giảm 1.247 tỷ đồng so với tổng mức đầu tư dự án được dự trù trước đó (khoảng là 31.320 tỷ đồng).
Vốn đầu tư dự án được huy động từ các nguồn: vốn vay ADB là hơn 8.950 tỷ đồng, vốn vay ADF3 là gần 281 tỷ đồng; vốn vay JICA hơn 10.587 tỷ đồng; vốn đối ứng là hơn 3.872 tỷ đồng và vốn VEC tự bố trí khoảng hơn 6.662 tỷ đồng.
Bộ GTVT cho biết việc điều chỉnh vốn đầu tư đã dự tính đến phương án bổ sung khoảng 1.100 tỷ đồng để hoàn thiện nút giao QL51 và dự trù khoảng 840 tỷ đồng để giải quyết các vấn đề liên quan đến nhà thầu cũ do trì hoãn thời gian chờ vốn để thi công.
Dự án cao tốc Bến Lức-Long Thành khởi công quý III/2014. Theo kế hoạch ban đầu, dự án sẽ về đích năm 2023. Dự án được đầu tư xây dựng và đưa vào khai thác đường cao tốc với quy mô 4 làn xe cơ giới, 2 làn dừng khẩn cấp, vận tốc 100km/giờ. Dự án được chia làm 3 phân đoạn: Đoạn 1 (phía Tây) dài 21,1 km, gồm 5 gói thầu: A1, A2-1, A2-2, A3 và A4, sử dụng vốn vay của ADB thông qua Hiệp định vay lần 01 số 2730-VIE. Đoạn 2 (giữa) dài 10,7 km chủ yếu là các cầu lớn vượt sông, có độ phức tạp rất cao về kỹ thuật, gồm 3 gói thầu: J1, J2 và J3, sử dụng vốn vay ODA của JICA. Đoạn 3 (phía Đông) dài 25,3 km, gồm 3 gói thầu: A5, A6 và A7, sử dụng vốn vay ADB thông qua Hiệp định vay lần 02 số 3391-VIE đã được gia hạn đến ngày 31/12/2023. |
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.