Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Trước đó, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đã có văn bản kiến nghị lên một số cơ quan TƯ sửa đổi một số điều liên quan đến Luật Đất đai 2013. Trong đó, Hiệp hội kiến nghị bổ sung chủ thể cá nhân người nước ngoài là người sử dụng đất (có thời hạn tối đa không quá 50 năm) sau khi đã mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Đồng thời, Hiệp hội đề nghị sửa đổi, bổ sung khoản 1 điều 105 Luật Đất đai đối tượng "cá nhân nước ngoài" thuộc diện UBND cấp tỉnh cấp sổ đỏ.
Hiện tại, nhiều người nước ngoài đang sống và làm việc tại Việt Nam rất quan tâm đến chính sách của nhà nước cho phép cá nhân nước ngoài nhập cảnh hợp pháp được mua nhà ở tại các dự án nhà ở thương mại ngoài khu vực bảo vệ quốc phòng, an ninh.
Liên quan đến vấn đề này, mới đây, Công ty CBRE công bố vấn đề người Trung Quốc mua nhà tại TP.HCM chiếm 31%, người Hongkong chiếm 10%.
Tuy nhiên, theo nhận định của Hiệp hội BĐS TP.HCM, đây chỉ là số liệu thống kê từ số lượng khách hàng của Công ty CBRE, hơn nữa, Công ty này môi giới bán nhà chủ yếu trong phân khúc bất động sản cao cấp, trung cao cấp nên không phản ánh được toàn bộ tình hình thị trường nhà ở thành phố.
Bên cạnh đó, Công ty CBRE cũng cho biết có trường hợp người Trung Quốc chưa đặt chân đến Việt Nam mà đã được mua nhà. Thông tin này không đúng với quy định của pháp luật Việt Nam.
Vấn đề còn vướng mắc hiện nay là chưa giải quyết được thủ tục cấp “sổ đỏ” cho người nước ngoài sau khi mua nhà và vấn đề chuyển nhượng nhà, chuyển nhượng hợp đồng mua nhà của người nước ngoài.
Ảnh: TS Phạm Sỹ Liêm, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng
Theo TS Phạm Sỹ Liêm, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, xét về phương diện Nhà nước, kinh tế thị trường hiện đã toàn cầu hóa, người Việt Nam sang các nước mua bất động sản, đặc biệt bỏ tới 3 tỷ USD để mua nhà ở Mỹ. Chính vì thế, người nước ngoài đến mua bất động sản ở Việt Nam cũng là chuyện bình thường.
"Nếu có xảy ra chuyện gì họ cũng không thể xách về nước. Đất của Việt Nam thì vẫn ở Việt Nam, còn tiền, tài sản nay của người này mai chuyển người khác cũng là bình thường. Bớt ngăn sông cấm chợ đi thì thị trường càng phát triển", TS Phạm Sỹ Liêm bày tỏ.
Dù vậy, ông Liêm cũng lưu ý, cũng như đối với trong nước, phải luôn đề phòng đầu cơ. Người nước ngoài mạnh tài chính hơn, có thể mua bất động sản găm lại cho giá lên cao, tạo ra tình trạng khan hiếm giả tạo để đầu cơ, nâng giá, do đó ban đầu, pháp luật Việt Nam cần đặt ra giới hạn để chống lại sự đầu cơ.
"Mặt khác, ở những khu vực quan trọng, nhạy cảm thì cần có chu vi bảo hộ, trong phạm vi ấy không người nước ngoài nào được mua bất động sản, mua đất. Cứ quy định rõ như thế thì mọi chuyện sẽ rõ ràng, rành mạch", ông Liêm nói.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.