'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Với tổng chiều dài tuyến đường khoảng 7,41km, cầu Cần Giờ được xây dựng sẽ thay thế cho phà Bình Khánh, kết nối huyện Cần Giờ với trung tâm TP. HCM và các khu vực lân cận, hình thành tuyến kết nối giao thông trực tiếp với khu vực ven biển phía Nam TP.HCM.
Điểm đầu cầu tại nút giao giữa đường 15B với đường số 2 của Khu đô thị Phú Xuân, huyện Nhà Bè. Điểm cuối cầu kết nối vào đường Rừng Sác tại điểm cách bến phà Bình Khánh khoảng 1,8km về phía Nam, thuộc xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ.
Cầu Cần Giờ vượt qua sông Soài Rạp, tại khu vực hạ lưu phà Bình Khánh hiện hữu, nối từ huyện Nhà Bè sang huyện Cần Giờ. Hướng tuyến trùng với đường 15B, vượt đường Nguyễn Bình, huyện Nhà Bè. Sau đó vượt sông Soài Rạp sang huyện Cần Giờ, hướng tuyến rẽ sang hướng Đông, đi song song với đường dây điện 220KV, tiếp tục vượt sông Chà và kết nối với đường Rừng Sác.
Dự án cầu Cần Giờ đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải bổ sung vào Quy hoạch phát triển giao thông vận tải TP. HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020. Theo đó, cầu Cần Giờ sẽ thay thế phà Bình Khánh, nối huyện Cần Giờ và Nhà Bè.
Tổng chi phí ước tính để xây cầu Cần Giờ là 5.300 tỷ đồng. Cầu có chiều dài 3,4 km với bốn làn xe, độ tĩnh không thông thuyền 55m. Đây là cây cầu dây văng liên lục dài 2,8km, bắt đầu từ đường Huỳnh Tấn Phát, cách giao lộ Huỳnh Tấn Phát - Nguyễn Bình khoảng 800m. Cầu sẽ vượt sông Soài Rạp, cách phà Bình Khánh hiện tại khoảng 600m rồi chui dưới đường cao tốc Bến Lức - Long Thành để nối vào đường Rừng Sác.
Theo liên doanh Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Trung Nam-Công ty Cổ phần Đô thị Du lịch Cần Giờ, khối lượng giải phóng mặt bằng để xây cầu Cần Giờ ước tính 11.580m2 nhà ở, 31.900m2 đất thổ cư và gần 90.600m2 đất nông nghiệp trên địa bàn 2 huyện Nhà Bè và Cần Giờ.
Hai công ty này sẽ tự sắp xếp nguồn vốn xây cầu. Sau đó, TP. HCM hoàn vốn bằng quỹ đất để thực hiện dự án Khu lấn biển Cần Giờ 60ha và dự án lấn biển Cần Giờ 480ha.
Cầu Cần Giờ thay thế phà Bình Khánh sẽ rút ngắn thời gian và khoảng cách từ nội thành đến huyện Cần Giờ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế và Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ.
Việc xây cầu Cần Giờ phù hợp với định hướng phát triển của TP.HCM đến năm 2030. Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội TP.HCM đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025, TP.HCM sẽ phát triển 2 hướng chính là hướng Đông và hướng Nam ra biển. Do đó, Cần Giờ là một trong những địa điểm được TP.HCM ưu tiên kêu gọi đầu tư.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.