Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Thủ tướng Chính phủ vừa yêu cầu UBND TP. Hà Nội tập trung chỉ đạo xử lý dứt điểm vi phạm tại dự án số 8B Lê Trực.
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều văn bản chỉ đạo về việc xử lý vi phạm tại dự án số 8B Lê Trực, tuy nhiên UBND TP. Hà Nội rất chậm trong việc chỉ đạo xử lý, đến nay vẫn tồn tại, kéo dài.
Do vậy, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND TP. Hà Nội tập trung chỉ đạo xử lý dứt điểm việc này, bảo đảm kỷ cương, pháp luật, an toàn công trình và quyền lợi hợp pháp của các bên liên quan.
Trước đó, thông báo kết luận số 351/TB-VPCP ngày 2/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý quy hoạch kiến trúc và đầu tư xây dựng dự án tại số 8B phố Lê Trực nêu rõ, việc vi phạm các quy định về quản lý quy hoạch kiến trúc, đầu tư xây dựng và quản lý trật tự xây dựng đô thị tại số 8B phố Lê Trực là vụ việc vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
Chủ đầu tư đã bất chấp pháp luật, không thực hiện đúng các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc theo giấy phép xây dựng, đồng thời không thực hiện các yêu cầu của các cơ quan quản lý trật tự xây dựng đô thị.
"Vụ việc này là biểu hiện yếu kém về hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước trong công tác quản lý quy hoạch và trật tự xây dựng đô thị. Yêu cầu phải xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật đối với các sai phạm của chủ đầu tư dự án và các tổ chức, cá nhân có liên quan", kết luận của Thủ tướng Chính phủ nêu rõ.
Trước đó như VietnamFinance đã thông tin, cử tri huyện Hoài Đức mới đây đã có đề nghị UBND TP. Hà Nội xử lý dứt điểm vi phạm trật tự xây dựng tại công trình số 8B Lê Trực.
Trả lời cử tri, UBND thành phố Hà Nội cho biết công tác xử lý đối với công trình, bộ phận công trình vi phạm trật tự xấy dựng tại 8B Lê Trực sẽ được tiếp tục triển khai, trên cơ sở đảm bảo chặt chẽ về hồ sơ, thủ tục pháp lý, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình, bộ phận công trình trong và sau khi thực hiện tháo dỡ.
Đồng thời, UBND TP.Hà Nội nhấn mạnh biện pháp thi công tháo dỡ cũng phải được tiến hành thận trọng, nghiêm túc, chặt chẽ, không để xảy ra tại nạn, sự cố nghiêm trọng đối với người và thiết bị thi công.
"Công an thành phố khẩn trương tổ chức điều tra, thu thập tài liệu chứng cứ để xác minh hậu quả thiệt hại của khách hàng mua căn hộ, thiệt hại của nhà nước trong quá trình cưỡng chế (nếu có), kết luận, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với tổ chức, cá nhân liên quan", UBND TP. Hà Nội thông tin.
Đối với công tác tháo dỡ giai đoạn 2, UBND thành phố cho biết trong giai đoạn chờ Bộ Xây dựng cho ý kiến và phối hợp hướng dẫn xử lý, UBND quận Ba Đình tiếp tục chủ động lựa chọn đơn vị tư vấn, đơn vị tháo dỡ (trường hợp cần thiết sẽ đăng tải công bố công khai thông tin để mời đơn vị tư vấn có đủ năng lực lập pương án tháo dỡ theo quy định). Thành phố cũng yêu cầu quận Ba Đình ứng tiền từ ngân sách quận để triển khai thực hiện, đồng thời yêu cầu nhà đầu tư phải thanh toán, nộp đủ số tiền tháo dỡ đã ứng trước.
UBND thành phố Hà Nội cho biết, dự kiến tiến độ hoàn thành trong năm 2019.
Trước đó nữa, trả lời cử tri về sai phạm tại tòa nhà 8B Lê Trực trong buổi tiếp xúc cử tri trước kỳ họp HĐND TP. Hà Nội hồi tháng 6/2019, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung khẳng định: "Để đảm bảo kỷ cương phép nước thì đập cả tòa nhà này cũng phải đập vì đã sai từ móng".
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.