Học thuật

Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi là gì?

(VNF) - Cùng VietnamFinance tìm hiểu Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi (floating exchange rate system) là gì?

Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi là gì?

Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi (floating exchange rate system) là chế độ tỷ giá hối đoái cho phép các lực lượng cung cầu thị trường tác động qua lại với nhau để xác định tỷ giá hối đoái giữa các đồng tiền.

Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi là gì?

Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi (floating exchange rate system) là chế độ tỷ giá hối đoái cho phép các lực lượng cung cầu thị trường tác động qua lại với nhau để xác định tỷ giá hối đoái giữa các đồng tiền.

Trong chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi tự do (hay thả nổi hoàn toàn, thả nổi sạch, thả nổi không quản lý), tỷ giá hối đoái hoàn toàn do các lực lượng thị trường quyết định. Theo thời gian, tỷ giá hối đoái giữa hai đồng tiền sẽ thay đổi theo những thay đổi trong cung và cầu, như trong hình dưới a. Vì lý do này, tỷ giá hối đoái thả nổi được coi là phản ảnh đúng tình hình thị trường

Theo lý thuyết, tỷ giá hối đoái thả nổi làm cho cán cân thanh toán luôn luôn cân bằng và vì vậy, nước áp dụng chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi hoàn toàn có thể tự do theo đuổi các chính sách trong nước mà không phải chịu những ràng buộc đối ngoại.

Nhưng trên thực tế, tính bất định gắn với sự thả nổi tỷ giá hối đoái có xu hướng tạo ra những biến động rất mạnh và mang tính ngẫu nhiên, gây trở ngại cho thương mại quốc tế và gây ra sự mất ổn định của nền kinh tế trong nước. Đây là lí do giải thích tại sao các nước muốn quản lý tỷ giá hối đoái của mình, tức thực hiện chế độ thả nổi có quản lý như trong hình b.

Ví dụ chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi

Nếu nhập khẩu của Anh từ Mỹ tăng nhanh hơn xuất khẩu của Anh sang Mỹ, nhu cầu của Anh về đô la sẽ tăng nhanh hơn nhu cầu của Mỹ về đồng bảng. Điều này làm cho đồng bang xuống giá so với đồng đô la, qua đó làm cho nhập khẩu từ Mỹ vào Anh đắt hơn và xuất khẩu từ Anh sang Mỹ rẻ hơn. Ngược lại, nếu nhập khẩu của Anh từ Mỹ tăng chậm hơn xuất khẩu của Anh sang Mỹ thì nhu cầu, thì nhu cầu của Anh về đô la sẽ tăng chậm hơn nhu cầu của Mỹ về đồng bảng. Điều này làm cho đồng bảng lên giá so với đồng đô la, qua đó làm cho nhập khẩu từ Mỹ vào Anh rẻ hơn và xuất khẩu của Anh sang Mỹ đắt hơn

Hình này cho thấy Anh có thể quản lý tỷ giá hối đoái thả nổi của mình bằn cách can thiệp vào thị trường hối đoái thông qua việc mua bán đô la. Trong trường hợp này, Anh phải có dự trữ đô la và sử dụng vào việc làm giảm bớt những biến động trên thị trường hối đoái, qua đó giữu cho tỷ giá hối đoái luôn luôn sát với đường xu thế dài hạn

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Tin mới lên