'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Chênh lệch tiền lương hay thang lương (wage differential or relativities) là hình thức trả mức lương (tính theo giờ, sản phẩm) khác nhau cho các nhóm công nhân khác nhau.
Thang lương được xác định dựa trên 4 yếu tố cơ bản:
Khác biệt về trình độ chuyên môn
Các ngành nghề, trình độ đào tạo và trách nhiệm khác nhau sẽ có chuyên môn khác nhau, chẳng hạn bác sĩ được trả lương cao hơn y tá, trưởng phòng được trả lương cao hơn công nhân đứng máy
Khác biệt về tốc độ tăng trưởng và năng suất giữa các ngành
Ví dụ ngành có năng suất, tốc độ tăng trưởng cao được trả lương cao hơn ngành suy giảm có năng suất thấp
Khác biệt giữa các vùng về thu nhập đầu người và tỷ lệ lao động có việc làm ở từng địa phương
Người lao động ở vùng thịnh vượng nhìn chung được trả lương cao hơn vùng suy thoái
Khác biệt có liên quan đến sự phân biệt đối xử hoặc các yếu tố phi kinh tế khác
Chẳng hạn nam giới được trả lương cao hơn nữ giới, người thiểu số không có cơ hội được làm công việc có mức lương cao.
Nếu có tác dụng khuyến khích tính cơ động cao của lao động giữa các nghành nghề và nâng cao năng suất lao động, sự chênh lệch tiền lương sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc sử dụng có hiệu quả nguồn lực lao động. Tuy nhiên, cũng có một số chênh lệch tiền lương làm biến dạng các mối quan hệ kinh tế và xã hội, đặc biệt khi nó phản ánh sự phân biệt đối xử về giới và chủng tộc hoặc sự bóc lột công nhân quá đáng của các nhà tư bản hùng mạnh. Việc công đoàn sử dụng sức mạnh của mình để đẩy tiền lương lên quá cao cũng tác động tiêu cực tới việc sử dụng nguồn lực lao động theo cách có hiệu quả nhất.
(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.