(VNF) - Cùng VietnamFinance tìm hiểu Chi phí xã hội (social cost) là gì?
Chi phí xã hội (social cost)là các khoản chi phí, tổn thất mà xã hội phải gánh chịu do hoạt động của các doanh nghiệp hay cá nhân gây ra. Một doanh nghiệp hay cá nhân thực hiện hoạt động nào đó không nhất thiết phải chịu mọi chi phí phát sinh từ nó. Những chi phí mà họ phải chịu được gọi là chi phí tư nhân. Chi phí xã hội bằng tổng của chi phí tư nhân và chi phí ngoại hiện.
Chẳng hạn một dòng sông được một thành phố sử dụng làm nguồn cung cấp nước uống và công ty hoá chất thải chất chải ra sông. Nếu công ty thải chất thải trong một thời gian dài, dòng sông sẽ bị ô nhiễm. Công ty này chỉ chịu chi phí tư nhân phát sinh trong quá trình sản xuất hoá chất, chứ không phải trả tiền cho việc làm ô nhiễm dòng sông. Trong khi đó, thành phố buộn phải lắp đặt xí nghiệp xử lý nước để chống lại sự ô nhiễm. Như vậy, chi phí ngoại hiện của việc làm sạch nước sông không phải do công ty hoá chất, mà do xã hội gánh chịu.
Một trong những cách để xử lý tình trạng chênh lệch giữa chi phí tư nhân và chi phí xã hội là đánh thuế vào công ty hoá chất ở mức bằng chi phí để xử lý ô nhiễm. Việc buộc công ty hoá chất trả toàn bộ chi phí cung ứng hoá chất có tác dụng khuyến khích nó tìm cách thải chất thải của mình sao cho đỡ tốn kém nhất. Chẳng hạn, nó có thể xây thêm một xưởng xử lý chất thải, chứ không thải chất thải ra sông nữa.
(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)
Chi phí xã hội cận biên (MSC) là tổng chi phí xã hội trả cho việc sản xuất một đơn vị bổ sung hoặc để thực hiện thêm hành động trong nền kinh tế. Tổng chi phí sản xuất một đơn vị bổ sung của một cái gì đó không chỉ đơn thuần là chi phí trực tiếp do nhà sản xuất chi trả mà còn bao gồm chi phí của các bên liên quan khác và toàn bộ môi trường. MSC được tính như sau:
MSC=MPC+MEC
Chi phí xã hội cận biên (MSC) Trong đó MSC = Chi phí xã hội cận biên MPC = Chi phí tư nhân cận biên MEC = Chi phí bên ngoài cận biên
(VNF) - Chưa bao giờ chợ trung tâm Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) lại rơi vào cảnh đìu hiu như hiện nay. Hàng loạt kiot tại các chợ lớn đóng cửa, khách vào chợ lèo tèo, người bán hàng phần lớn ngồi chơi smart phone