Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Chiến tranh giá cả (price war) là hình thức cạnh tranh giữa các nhà cung cấp bàng cách cắt giảm mạnh giá bán. Cuộc chiến tranh giá cả bột phát khi nhu cầu về sản phẩm suy giảm và xuất hiện tình trạng dư cung (dư thừa công suất) trên thị trường. Nếu chi phí cố định chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí, các nhà cung cấp có thể cắt giảm giá cả để sử dụng hết công suất.
Chiến tranh giá cả có lợi cho người tiêu dùng và sự phân bổ nguồn lực trong một thị trường khi nó đào thải các nhà cung cấp có chi phí cao, sản xuất kém hiệu quả. Nếu đứng trên giác độ của nhà sản xuất, thì chiến tranh giá cả lại có hại vì nó làm giảm lợi nhuận của họ. Cho nên, nhin chung các nhà cung cấp luôn tìm cách tránh chiến tranh giá cả và hướng nỗ lực cạnh tranh của họ vào sự phân biệt sản phẩm.
Tạo một neo giá mới
Thử tưởng tượng, bạn đang bán một dịch vụ với giá $1000, gần giống một sản phẩm của đối thủ cạnh tranh đang bán với giá $900. Bạn có thể hạ giá sản phẩm xuống $890 nhưng đó không phải là giải pháp tối ưu. Một cách tốt hơn là tạo ra 3 gói dịch vụ được đặt tên như sau: Silver $900, Gold $1000, Platinum $1200. Như vậy, khi khách hàng so sánh sản phẩm giữa hai bên, bạn có thể tự tin chỉ ra rằng, sản phẩm của đối thủ chỉ bằng giá của gói dịch vụ thấp nhất mà bên bạn cung cấp.
Nhờ đó, bạn có thể kéo khách hàng về phía mình.
Thấu hiểu khách hàng
Cách thức trên chỉ có thể áp dụng không tìm hiểu kĩ về các sản phẩm trước khi mua hàng. Còn với những khách hàng đã nghiên cứu kĩ lưỡng về sản phẩm của nhiều bên, cách duy nhất để bán được hàng là bạn phải thuyết phục được khách hàng về điểm thực sự khác biệt đến mức không thể thay thế được của sản phẩm công ty bạn so với sản phẩm của đối thủ.
Đây cũng là phương pháp được ưu tiên hơn nếu như chiến tranh giá cả thật sự xảy ra.
(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.