'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Chính sách công nghiệp (industrial policy) là một loạt các biện pháp được chính phủ thực hiện để nâng cao hiệu quả công nghiệp, thúc đẩy tiến bộ công nghệ và cải thiện cơ hội việc làm.
Chính sách công nghiệp vừa được thực hiện thông qua sự can thiệp có lựa chọn nhằm bảo trợ và hỗ trợ tài chính cho một số ngành, công ty và dự án, vừa thông qua các chương trình lớn được thiết kế để trợ giúp cho quá trình cải tạo và mở rộng ngành công nghiệp.
(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)
Chính sách công nghiệp hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tất cả những chính sách hỗ trợ quá trình sản xuất và phát triển của các ngành công nghiệp trong một quốc gia. Khi các nhà làm chính sách cân nhắc câu hỏi rằng chính sách công nghiệp nào là tốt cho tăng trưởng và phát triển, để đơn giản hóa thảo luận này, có hai loại giải pháp thường được đề xuất.
Giải pháp thứ nhất cho rằng, công nghiệp hóa là một quá trình không thể để cho thị trường tự quyết định. Nhà nước cần xác định một số ngành công nghiệp “mũi nhọn,” thành lập và phát triển các doanh nghiệp nhà nước, và dùng các chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp này để thúc đẩy sự lớn mạnh và cạnh tranh của họ trên thị trường thế giới.
Giải pháp thứ hai dựa trên quan điểm rằng, bảo hộ và đầu tư vào các doanh nghiệp nhà nước là không hiệu quả, vì họ có những động cơ không phải lúc nào cũng tối đa lợi nhuận. Thay vì đó cần phải hỗ trợ khu vực tư nhân, để các doanh nghiệp tư nhân cạnh tranh, sau đó “thưởng” cho những doanh nghiệp thắng cuộc bằng nhiều chính sách, chẳng hạn như thông qua hỗ trợ lãi suất, ưu đãi thuế, nhằm thúc đẩy sự trưởng thành và lớn mạnh của những doanh nghiệp tư nhân triển vọng.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.