Chống rửa tiền: Kiểm soát giao dịch tài sản ảo, định danh khi mua vàng miếng
(VNF) - Sau khi hủy đấu thầu vàng miếng, NHNN bán vàng trực tiếp cho 4 ngân hàng để bán vàng trực tiếp cho dân. NHNN yêu cầu các ngân hàng giảm lãi suất cho vay 1-2%. Đó là những thông tin ngân hàng đáng chú ý tuần qua.
Ngân hàng Nhà nước bất ngờ dừng đấu thầu vàng miếng
Nhằm tiếp tục triển khai có hiệu quả các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc xử lý tình trạng chênh lệch cao giữa giá vàng miếng SJC trong nước và giá thế giới, NHNN sẽ điều chỉnh phương án bình ổn thị trường vàng.
Theo đó, NHNN dừng đấu thầu bán vàng miếng và sẽ triển khai phương án bình ổn thay thế trong thời gian sớm nhất, dự kiến bắt đầu từ ngày 3/6.
>> Xem thêm: Ngân hàng Nhà nước bất ngờ dừng đấu thầu vàng miếng
4 ngân hàng thương mại trực tiếp bán vàng cho dân
Sau thông tin hủy đấu thầu vàng miếng, NHNN đã quyết định thực hiện bán vàng trực tiếp cho 4 ngân hàng thương mại nhà nước để các ngân hàng này bán vàng trực tiếp tới người dân.
Theo Phó thống đốc NHNN Phạm Quang Dũng, ngay trong ngày 3/6 tới, NHNN sẽ thực hiện bán vàng trực tiếp cho 4 ngân hàng thương mại nhà nước (Agribank, BIDV, VietinBank, Vietcombank) theo mức giá do NHNN xác định căn cứ theo giá thế giới.
>> Xem thêm: NHNN dừng đấu thầu, 4 ngân hàng thương mại trực tiếp bán vàng cho dân
Lưu ý định danh và chống rửa tiền khi ngân hàng bán vàng trực tiếp cho dân
Bốn ngân hàng thương mại nhà nước đang tích cực chuẩn bị cho việc bán vàng miếng SJC từ ngày 3/6, không đặt mục tiêu lợi nhuận mà nhằm giảm chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế. Giá bán theo giá nhà nước và được công khai trên website 4 ngân hàng.
Ông Phạm Toàn Vượng, Tổng Giám đốc Agribank cho biết khách hàng cũng cần lưu ý các thủ tục liên quan đến định danh của cá nhân và tuân thủ một số quy định giao dịch, thanh toán hợp pháp về hóa đơn và phòng chống rửa tiền.
>> Xem thêm: Ngân hàng bán vàng trực tiếp cho dân: Lưu ý định danh và chống rửa tiền
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu giảm lãi suất cho vay 1-2%
NHNN vừa có văn bản gửi các tổ chức tín dụng, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài yêu cầu thực hiện một số giải pháp về tín dụng và lãi suất.
Cụ thể, NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp tiết giảm chi phí, đơn giản hóa thủ tục cho vay, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số vào quy trình cho vay để nỗ lực phấn đấu giảm 1 - 2%/năm lãi suất cho vay.
>> Xem thêm: Ngân hàng Nhà nước yêu cầu giảm lãi suất cho vay 1-2%
Cổ đông nhiều ngân hàng nhận cổ tức 'khủng' bằng tiền mặt
Cổ đông nhiều ngân hàng như ACB, Techcombank, VPBank và MB đang chuẩn bị nhận cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ cao.
Có thể thấy, việc chia cổ tức bằng tiền mặt là thông tin vui cho các cổ đông khi được nhận "tiền tươi thóc thật" từ lợi nhuận mà ngân hàng đạt được.
Những ngân hàng nào được phép và có khả năng trả cổ tức tiền mặt là những ngân hàng có nền tảng vững vàng, đồng thời sẽ mang lại mức sinh lời đầu tư hấp dẫn cho cổ đông của ngân hàng đó.
>> Xem thêm: Cổ đông ngân hàng mùa thu cổ tức 'khủng' bằng tiền mặt
Ngân hàng SCB đóng cửa 61 phòng giao dịch
Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) vừa tiếp tục chấm dứt hoạt động đối với một phòng giao dịch ở TP.HCM. SCB đã đóng cửa 61 phòng giao dịch tại các tỉnh, thành trên cả nước.
Ngân hàng Nhà nước đang nghiên cứu đề nghị tham gia cơ cấu lại SCB của một số nhà đầu tư để sớm trình Chính phủ phương án cơ cấu lại ngân hàng này theo quy định.
>> Xem thêm: Ngân hàng SCB đóng cửa 61 phòng giao dịch
Lần đầu tiên sau 10 năm, cổ đông Eximbank được nhận cổ tức tiền mặt
Eximbank dự kiến chia cổ tức theo tỷ lệ 10%, trong đó cổ tức tiền mặt là 3% và cổ tức bằng cổ phiếu là 7%. Đây là lần đầu tiên sau 10 năm, nhà băng này tiến hành chia cổ tức bằng tiền mặt.
Ngoài Eximbank, cổ đông nhiều ngân hàng như ACB, Techcombank, VPBank và MB đang chuẩn bị nhận cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ cao.
>> Xem thêm: Lần đầu tiên sau 10 năm, cổ đông Eximbank được nhận cổ tức tiền mặt
Thêm doanh nghiệp xăng dầu ở Hà Nội bị ngân hàng siết nợ
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) chi nhánh Hà Tây I vừa thông báo rao bán lần 2 khoản nợ của Công ty TNHH Xăng dầu Hải Hạnh (có địa chỉ tại Km 29 thôn Yên Trường, xã Trường Yên, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội).
Gần đây, Agribank rao bán các khoản nợ của một loạt doanh nghiệp xăng dầu. Một số ngân hàng khác cũng rao bán những khoản nợ xấu của loạt doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xăng dầu.
>> Xem thêm: Thêm doanh nghiệp xăng dầu ở Hà Nội bị ngân hàng siết nợ
NHNN tiếp tục kiểm soát đặc biệt DongABank và SCB
Hiện toàn hệ thống ngân hàng có 5 nhà băng bị kiểm soát đặc biệt, gồm: Ngân hàng Đông Á (DongABank), Ngân hàng Xây dựng (CBBank), Ngân hàng Đại Dương (Oceanbank), Dầu khí toàn cầu (GPBank) và Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB).
Trong 5 ngân hàng được kiểm soát đặc biệt, Chính phủ quyết định chủ trương chuyển giao bắt buộc 3 ngân hàng, còn DongABank và SCB vẫn do NHNN kiểm soát đặc biệt.
Mục tiêu nhận chuyển giao ngân hàng yếu kém cũng được đề ra từ lâu nhưng phương án xử lý các đơn vị này rất chậm, kéo dài từ 2015 đến nay chưa dứt điểm.
>> Xem thêm: NHNN tiếp tục kiểm soát đặc biệt DongABank và SCB
Không có chuyện chuyển khoản nhầm đòi ngân hàng phong tỏa tài khoản người nhận
Mới đây, Chính phủ ban hành Nghị định 52/2024/NĐ-CP ngày 15/5/2024 quy định về thanh toán không dùng tiền mặt thay thế quy định phong tỏa tài khoản nhận được sự quan tâm. Nhiều người lan truyền thông tin rằng với quy định mới, khi chuyển khoản nhầm thì có thể yêu cầu ngân hàng phong tỏa tài khoản người nhận.
Đại diện NHNN cho biết không có chuyện chuyển nhầm đến một tài khoản khác xong rồi mình có thể tự động đến ngân hàng đầu bên kia và yêu cầu họ phong tỏa ngay tài khoản người nhận.
>> Xem thêm: Chuyển khoản nhầm đòi NH phong tỏa tài khoản người nhận: Chuyện không thể xảy ra
Xu hướng ngân hàng mở nở rộ
Tại Việt Nam, nhiều ngân hàng cũng khá nhanh nhạy trong việc “bắt nhịp” với xu hướng ngân hàng mở (Open Banking). Theo các chuyên gia, nếu ngân hàng không lồng ghép hoạt động của mình vào quy trình hàng ngày của khách hàng thì sẽ nhanh chóng bị đào thải sang một bên.
Theo TS Nguyễn Thị Thu Trang, thông qua Open Banking, ngân hàng có cơ hội khai thác tệp khách hàng mới thông qua tiếp cận với nhiều khách hàng hơn và các đối tượng khách hàng đa dạng hơn thông qua các ứng dụng của đối tác, từ đó dễ dàng bán chéo sản phẩm cũng như cũng cấp dịch vụ toàn diện và tối ưu nhất cho khách hàng của mình nhằm thiết lập hệ sinh thái phục vụ tối đa nhu cầu khách hàng. Phát triển Open Banking cũng thúc đẩy chuyển đổi số sâu rộng trong ngành ngân hàng và nâng cao lợi thế cạnh tranh của ngân hàng trong cuộc cách mạng 4.0.
>> Xem thêm: Open Banking: Khi ngân hàng thay đổi để không bị đào thải
Thanh toán không tiền mặt tăng mạnh, giao dịch qua ATM giảm nhanh
Thanh toán không dùng tiền mặt tăng trưởng rất mạnh. Hiện hơn 87% người trưởng thành sở hữu tài khoản thanh toán. Trong khi đó, giao dịch qua ATM giảm nhanh.
Số lượng giao dịch qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng giai đoạn 2021-2023 tăng bình quân hơn 23,5%/năm và xử lý giá trị thanh toán bình quân 830.000 tỷ đồng/ngày.
Nhiều ngân hàng cũng công bố số liệu cho biết số người dùng và lượng giao dịch trên kênh ngân hàng số tăng mạnh đầu năm nay.
>> Xem thêm: Thanh toán không tiền mặt tăng mạnh, giao dịch qua ATM giảm nhanh
Ngân hàng thúc giục khách hàng đăng ký thông tin sinh trắc học
Các nhà băng thông báo, từ 1/7, chuyển tiền trực tuyến trên 10 triệu đồng mỗi lần hoặc hơn 20 triệu mỗi ngày phải được xác thực bằng sinh trắc học (vân tay, nhận diện khuôn mặt) khớp với dữ liệu trên căn cước công dân (CCCD) gắn chip.
Ngoài ra, việc chuyển đổi ứng dụng giao dịch trực tuyến hoặc thanh toán hóa đơn định kỳ trên 100 triệu đồng cũng được một số nhà băng yêu cầu phải xác thực bằng hình thức này.
>> Xem thêm: Chuyển tiền 10 triệu phải xác thực sinh trắc học: NH nhắc khách đăng ký vân tay, khuôn mặt
Tương lai rộng mở của thẻ phi vật lý
Nhiều ngân hàng đang có xu hướng chuyển đổi sang kênh số, trong đó thẻ phi vật lý là một trong các sản phẩm số được khuyến khích và thúc đẩy phát triển hàng đầu hiện nay.
Tuy nhiên, Tổng giám đốc Timo cho rằng để thẻ phi vật lý có thể hoàn toàn thay thế thẻ vật lý vẫn còn một số thách thức và hạn chế. Một số người dùng vẫn có sự ưu tiên và tin tưởng hơn vào thẻ vật lý, đặc biệt là ở những khu vực có hạ tầng kỹ thuật số chưa phát triển, hoặc người dùng không quen thuộc với công nghệ mới.
Xem thêm: Tương lai rộng mở của thẻ phi vật lý
Ngân hàng tăng cường kiểm soát giao dịch liên quan đến tiền ảo
Nhiều ngân hàng thương mại đã có biện pháp tăng cường kiểm soát các giao dịch, hoạt động liên quan đến tiền ảo và khuyến cáo khách hàng không thực hiện các giao dịch tiền ảo.
Chủ tịch Công ty CP Công nghệ số SSI (SSI Digital) Nguyễn Duy Hưng đánh giá, tài sản số có nhiều cơ hội nhưng cũng có rất nhiều rủi ro. Ông Hưng đề xuất xây dựng khung pháp lý kiểm soát giao dịch tài sản số, thúc đẩy kiến tạo môi trường phát triển các doanh nghiệp công nghệ tại Việt Nam, phát triển các ứng dụng blockchain và dịch vụ kỹ thuật.
>> Xem thêm: Ngân hàng tăng cường kiểm soát giao dịch liên quan đến tiền ảo
Dùng thẻ tín dụng, điều đặc biệt ghi nhớ để tránh mất tiền oan
Vietcombank công bố 6 điểm bán vàng miếng, trả tiền mặt và nhận vàng ngay
Ngân hàng tăng cường kiểm soát giao dịch liên quan đến tiền ảo
- Ngân hàng Nhà nước yêu cầu giảm lãi suất cho vay 1-2% 30/05/2024 07:08
- Ngân hàng bán vàng trực tiếp cho dân: Lưu ý định danh và chống rửa tiền 30/05/2024 04:17
- Giá vàng liên tục 'đi lùi': 2 ngày giảm 4 triệu, sớm về mốc 80 triệu/lượng? 31/05/2024 03:58
Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.