Toàn cảnh khu vực sẽ xây Ga đường sắt Đà Nẵng mới
(VNF) - Theo kế hoạch, ga hàng hóa và công trình phụ trợ được di dời ra khu vực ga Kim Liên, ga hành khách dời về khu vực hồ Trung Nghĩa.
Tập đoàn APEC mới đây đã ra mắt Tổng công ty đầu tư và phát triển nhà ở xã hội 5 sao Việt Nam với tham vọng sẽ xây dựng 10 triệu căn nhà ở xã hội từ nay đến năm 2030.
Vào năm 2011, Chính phủ đặt mục tiêu xây dựng thêm ít nhất 12,5 triệu m2 sàn nhà ở xã hội đến năm 2020 hướng tới tầng lớp dân cư có mức thu nhập thấp. Thế nhưng, đến nay cả nước mới hoàn thành hơn 5,21 triệu m2 sàn, chỉ đạt 41,7% so với mục tiêu đề ra. Các khu đô thị nhà ở xã hội cũng phát triển manh mún, chất lượng của nhiều khu đã xây dựng cũng rất thấp, thiếu đồng bộ và xuống cấp nhanh chóng, gây tâm lý lo ngại cho người mua nhà, tiềm ẩn nguy cơ bất bình đẳng xã hội.
Chủ tịch APEC Group Nguyễn Đỗ Lăng nói về tham vọng xây dựng 10 triệu căn nhà ở xã hội: “Quả thật, ước mơ đó rất khó, ước tính sẽ phải xây khoảng 50 - 60 triệu m2, 10 năm qua cả nước chỉ đạt 5,2%, như vậy mục tiêu chúng tôi đưa ra gấp 10 lần”.
Không khẳng định chắc chắn sẽ thực hiện thành công, song ông Lăng đưa ra hai ví dụ về 2 dự án tại Phú Yên và Mũi Né làm câu trả lời cho tham vọng trên.
Ông Lăng cho biết khi doanh nghiệp xây toà Apec Mandala Phú Yên với quy mô 1.100 phòng khách sạn 5 sao, lúc ấy chủ tịch Phú Yên có hỏi rằng liệu doanh nghiệp có gặp vấn đề gì trở ngại không, bởi Phú Yên từ năm 1975 đến nay mới có một khách sạn 120 phòng 5 sao, cộng cả 4 sao, 3 sao thì chưa đến 1.000 phòng, còn ở Mũi Né từ năm 1975 nổi tiếng là thủ đô resort tại Việt Nam, với 100 khách sạn, resort nhưng chỉ có 2.600 phòng 3-5 sao.
“Thế nhưng tại đây, chúng tôi đã xây lâu đài trên cát 3.000 phòng và đến tháng 8 năm sau sẽ hoàn thành. Nói vậy để chúng ta thấy rằng, nếu có niềm tin và quyết tâm thì có thể làm được”, ông Lăng nói.
Chủ tịch APEC cũng nhấn mạnh thêm hai dự án trên là do APEC làm trong 1,5 năm, tức là bằng 100 chủ đầu tư khác làm trong 45 năm qua tại 2 khu vực này.
“Như vậy, nếu như không chỉ có APEC mà còn có các doanh nghiệp khác nữa, chúng ta đặt mục tiêu chỉ gấp 10-15 lần so với giai đoạn từ 2010 - 2020 thì chúng tôi tin tưởng có thể làm được. Chúng tôi cũng kiến nghị với cả chính quyền Hà Nội và TP. HCM cho phép chuyển đổi đất các khu công nghiệp. Nếu các chủ đầu tư khác không làm thì APEC sẽ làm để đạt con số 10 triệu căn”, ông Lăng nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Quang Huy, Phó tổng giám đốc Apec Group, cho biết bài toán giải quyết nhà ở xã hội được APEC đề xuất chia làm 2 giai đoạn, giai đoạn 1 từ năm 2021 – 2025 sẽ hoàn thành 4 triệu căn hộ, 6 triệu căn còn lại sẽ hoàn thành trong giai đoạn từ năm 2026 – 2030. Giá bán căn hộ dự kiến tại Hà Nội và TP. HCM là 12-18 triệu/m2, các tỉnh thành khác 8-14 triệu/m2.
Được biết, giai đoạn đầu Tổng công ty đầu tư và phát triển nhà ở xã hội 5 sao Việt Nam (AHC) sẽ do APEC Group, IDJ Investment (IDJ), Apec Investment (API), Apec Securities (APS) và các cổ đông cá nhân của tập đoàn góp vốn với tổng vốn điều lệ ban đầu là 10.000 tỷ đồng.
Với vai trò là đơn vị độc quyền tư vấn và thu xếp vốn cho AHC, Công ty Cổ phần chứng khoán APS sẽ tư vấn thu xếp vốn lần đầu 10.000 tỷ và tư vấn niêm yết, tăng vốn lên 20.000 tỷ đồng. Giai đoạn sau sẽ huy động từ các tổ chức như ngân hàng, định chế tài chính trong và ngoài nước, từ các đối tác, nguồn lực của xã hội với quy mô vốn từ 50.000 - 100.000 tỷ đồng phù hợp với mỗi thời kỳ đầu tư.
Việc góp vốn giai đoạn đầu của AHC dự kiến sẽ hoàn thành trong đầu quý I/2022 và thực hiện niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP. HCM (HoSE) vào năm 2022 với mã niêm yết AHC (viết tắt của A Happy City). Giá chào sàn không thấp hơn 20.000 đồng/cổ phiếu.
Ở góc nhìn chuyên gia kinh tế, TS. Cấn Văn Lực cho rằng việc phát hành trái phiếu xanh, huy động các nguồn vốn từ trong cộng đồng, xã hội để phát triển nhà ở xã hội là một hướng đi đúng đắn mà các doanh nghiệp có thể triển khai để gia tăng nguồn vốn. Tuy nhiên, với việc phát triển nhà ở, vốn không phải là tất cả mà còn phải làm tốt khâu quy hoạch; tạo quỹ đất sạch và phải có mô hình khả thi; cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa doanh nghiệp, nhà nước và sự đồng thuận của xã hội. Nhà nước tháo gỡ về quỹ đất, cơ chế chính sách và các kênh tiếp cận vốn cho doanh nghiệp.
"Đối với các doanh nghiệp làm nhà ở thường vì lợi nhuận, còn nếu làm vì cộng đồng thì cần phải có sự đồng thuận của nhà nước", ông Lực nói.
Còn theo TS. Vũ Đình Ánh, trong thời gian qua chúng ta tập trung phát triển nhà ở xã hội nhưng vốn sạch, nguồn vốn rẻ chưa đáp ứng được nhu cầu.
"Tôi cho rằng cần đa dạng hóa nguồn vốn cho nhà ở xã hội. Vốn giá rẻ là tổng hợp tất cả các nguồn vốn nhưng hiện nay câu chuyện quỹ tín thác vẫn chưa hoàn thiện. Chúng ta phải tiếp cận được nguồn vốn rẻ nhất thì mới có thể xây dựng được những căn hộ giá rẻ đáp ứng nhu cầu xã hội", ông Ánh nói.
Cũng theo vị chuyên gia, nhà nước nên bỏ quy định chỉ cho phép chủ đầu tư nhà ở xã hội chỉ được hưởng biên lợi nhuận tối đa 10% trên tổng chi phí đầu tư.
(VNF) - Theo kế hoạch, ga hàng hóa và công trình phụ trợ được di dời ra khu vực ga Kim Liên, ga hành khách dời về khu vực hồ Trung Nghĩa.