'Chung cư đã ổn định, giá tăng chỉ như cơn giông mùa hè'

Lệ Chi - 16/05/2024 12:30 (GMT+7)

(VNF) - "Thời điểm hiện tại phân khúc chung cư đã ổn định. Chúng tôi ví sự tăng giá vừa rồi như cơn giông mùa hè, tăng giá nhanh và đi nhanh", sếp EZ Property nhìn nhận.

Giá chung cư tăng vừa qua như "cơn giông mùa hè"

Chia sẻ tại talkshow: Hạ nhiệt “sốt” giá chung cư mới đây, ông Phạm Đức Toản, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Bất động sản EZ (EZ Property) cho rằng, giai đoạn vừa qua, toàn bộ thị trường đều đen tối, riêng có phân khúc âm thầm tăng giá là chung cư, đặc biệt ở thị trường Hà Nội. Trong khi đó, TP. HCM, Đà Nẵng giá neo cao rồi nên tốc độ tăng giá không thể hiện rõ.

“Kể từ sau Tết, tôi choáng váng về tốc độ tăng giá chung cư. Có vị trí tăng từng ngày. Ví dụ khu Trung Hoà Nhân Chính có tốc độ tăng giá mà những người làm trong nghề như chúng tôi còn giật mình. Với tình hình thị trường đang khó khăn, nền kinh tế khó khăn và thu nhập người dân cũng vậy. Sự tăng giá này là bất thường”, ông Toản nói.

Phân khúc chung cư hiện tại đã ổn định

Theo ông Toản, có thể lý giải sự tăng giá này bởi nguồn cung sụt giảm trong vòng 5 năm lại đây. Nguồn cung đếm đầu ngón tay tạo sự méo mó thị trường. “Tuy nhiên, đến ngày hôm nay, phân khúc chung cư đã ổn định. Chúng tôi ví sự tăng giá vừa rồi như cơn giông mùa hè, tăng giá nhanh và đi nhanh”, ông Toản nói.

Ông Toản cho biết thêm, trong những năm qua, chỉ có các dự án lớn khởi công tập trung ở ven đô lớn còn đơn lẻ tắc. Nguồn cung lớn nhất Chính phủ hô hào nhà ở xã hội lại không có. Năm 2023, Hà Nội có duy nhất một dự án nhà ở xã hội ở Trung Văn. Trong khi lượng di dân lớn, mỗi năm Hà Nội có thêm 100.000 người.

“Lực cầu mạnh mẽ đến từ gia đình trẻ, lượng sinh viên ra trường thu nhập thấp…. Bên cạnh đó, với lãi suất thấp như hiện nay, người dân cũng tính toán đi mua nhà. Đây là việc tăng lên lượng cầu. Không thể tượng tượng được nhà ở tái định cư chục năm cũ nát trước có 20 triệu đồng/m2 nay lên 40 triệu đồng/m2”, ông Toản cho hay.

Ông Toản cho rằng, để giảm giá chung cư không nên dùng mệnh lệnh hành chính mà phải theo quy luật kinh tế. “Nếu muốn giảm giá mà giá vật liệu, pháp lý kéo dài sẽ bất khả thi. Có doanh nghiệp làm nhà ở xã hội năm thứ 10 chưa triển khai được. Để giảm giá rất khó vì thuế đất cao”, ông Toản nói.

Ông Toản đề xuất, cơ quan quản lý cho phát triển song song 2 thị trường. Một là nhà ở thương mại, nhà ở xã hội. Đặc biệt, nhà ở xã hội phải có bàn tay nhà nước hỗ trợ tối đa.

Cần tập trung, đánh giá thực chất diễn biến chung cư theo phân khúc

Dưới góc nhìn chuyên gia, TS. Vũ Đình Ánh, chuyên gia tài chính, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường giá cả Bộ Tài chính, cho rằng giá nhà chung cư trung bình và từng phân khúc đều tăng liên tục trong thời gian qua. Tuy nhiên, tốc độ tăng không đồng đều các địa phương khác nhau. Gần đây, Hà Nội tốc độ tăng giá nhà chung cư cao hơn nhiều vùng còn lại. Trong khi đó cách đây 5 năm, TP. HCM lại tăng cao hơn nhiều so với Hà Nội.

Theo ông Ánh, khác với đất nền, chung cư tăng giá đều đặn chứ không phải “sốt” nóng cục bộ do ảnh hưởng bởi quy hoạch. Biến động giá nhà chung cư phụ thuộc khá nhiều vào chính sách. Theo đó, giá chung cư chịu ảnh hưởng bởi 3 luật từ Luật Đất đai, Nhà ở và Kinh doanh Bất động sản.

Cũng theo ông Ánh, đối với thị trường bất động sản nói chung, đặc biệt là bất động sản đang trong giai đoạn đầu như ở Việt Nam thì hiện tượng thổi giá, đầu cơ bất động sản thường xuyên diễn ra.

“Chúng ta chưa có đầy đủ công cụ hạn chế mức thấp nhất hạn chế thổi giá, đầu cơ bất động sản. Với việc chung cư tăng giá nhanh thời gian qua cần bình tĩnh phân tích từng nguyên nhân để có giải pháp”, ông Ánh nói.

Trước hết, ông Ánh cho rằng, các cơ quan chức năng cần phân tích, đánh giá cụ thể diễn biến thị trường giá chung cư ở Hà Nội, thậm chí ở TP. HCM, Đà Nẵng, Cần thơ… “Chúng ta phải nhìn rõ, diễn biến đó cái nào do nguyên nhân thực tế. Nhiều doanh nghiệp bất động sản nói với tôi chi phí đầu vào cho bất động sản tăng lên, đặc biệt nguyên vật liệu, nhân công… Chúng ta cần tập trung, đánh giá thực chất diễn biến chung cư thời gian vừa qua, đặc biệt theo phân khúc”, ông Ánh nói.

Vị tiến sĩ cho hay việc mua nhà để sử dụng khác mua đầu cơ. Cơ quan chức năng cần tập trung giá thật, giá ảo để có biện pháp xử lý cho phù hợp. Ông Ánh nhấn mạnh, các biện pháp xử lý nên hạn chế sử dụng công cụ hành chính mà dùng biện pháp kinh tế.

Cùng chuyên mục
Được hỗ trợ 100 tỷ khắc phục hậu quả bão, Quảng Ninh xin nhường các tỉnh miền núi

Được hỗ trợ 100 tỷ khắc phục hậu quả bão, Quảng Ninh xin nhường các tỉnh miền núi

(VNF) - Tỉnh Quảng Ninh mong muốn được nhường sự hỗ trợ của Trung ương cho các địa phương khu vực miền núi phía Bắc đang gặp khó khăn do mưa lũ và sạt lở.

Hải Phòng: Loạt nhà xưởng công ty, kho gỗ hoang tàn vì bão Yagi

Hải Phòng: Loạt nhà xưởng công ty, kho gỗ hoang tàn vì bão Yagi

(VNF) - Sau bão Yagi, người dân Hải Phòng xót xa trước cảnh loạt nhà xưởng công ty, kho gỗ tốc mái, hoang tàn. Hàng loạt tuyến đường ngập lụt, cây xanh gãy đổ khắp ngả.

Nội - ngoại cùng phát tín hiệu tích cực, điều chỉnh là cơ hội tích lũy cổ phiếu?

Nội - ngoại cùng phát tín hiệu tích cực, điều chỉnh là cơ hội tích lũy cổ phiếu?

(VNF) – Các chuyên gia cho rằng việc số liệu kinh tế vĩ mô trong nước phát đi tín hiệu tích cực cộng với triển vọng FED giảm lãi suất sẽ là lực đẩy cho giá cổ phiếu.

Nhà xưởng của DN hoang tàn sau bão YAGI

Nhà xưởng của DN hoang tàn sau bão YAGI

(VNF) - Sau bão Yagi nhiều nhà xưởng, kho lưu trữ hàng hoá bị sập, tốc mái, bay tôn,... tại Khu công nghiệp Nam Đình Vũ của Tập đoàn Sao Đỏ, KCN Deep C.

Cảnh đổ nát chưa từng có tại thành phố Hạ Long sau bão Yagi

Cảnh đổ nát chưa từng có tại thành phố Hạ Long sau bão Yagi

(VNF) - Một ngày sau khi bị bão Yagi quét qua, người dân Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) không còn nhận ra thành phố sầm uất nơi mình sinh sống bởi cảnh hoang tàn, đổ nát.

Tín dụng tìm đường tăng trưởng: Cũng chỉ trông chờ vào BĐS

Tín dụng tìm đường tăng trưởng: Cũng chỉ trông chờ vào BĐS

(VNF) - Tín dụng đã phục hồi trở lại vào nửa đầu tháng 8, tuy nhiên, theo chuyên gia để đạt được mục tiêu tăng trưởng 15% trong nửa cuối năm là điều không dễ.

Cảnh tan hoang tại trung tâm lưu trữ hàng hoá của TTC AgriS sau bão Yagi

Cảnh tan hoang tại trung tâm lưu trữ hàng hoá của TTC AgriS sau bão Yagi

(VNF) - Cơn bão YAGI đổ bộ vào Hải Phòng và Quảng Ninh khiến trung tâm lưu trữ - phân phối hàng hoá của Công ty cổ phần Thành Thành Công - Biên Hoà trở nên tan hoang.

Trung ương hỗ trợ Quảng Ninh, Hải Phòng 200 tỷ khắc phục hậu quả bão

Trung ương hỗ trợ Quảng Ninh, Hải Phòng 200 tỷ khắc phục hậu quả bão

(VNF) - Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo trước mắt hỗ trợ khoảng 100 tỷ đồng cho mỗi địa phương Quảng Ninh, Hải Phòng để khắc phục hậu quả bão.

Một tỉnh miền Bắc thiệt hại 2.000 tỷ đồng do siêu bão Yagi

Một tỉnh miền Bắc thiệt hại 2.000 tỷ đồng do siêu bão Yagi

(VNF) - Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (Yagi), tỉnh Thái Bình ước tính tổng thiệt hại ban đầu khoảng 2.000 tỷ đồng.

Dồn lực vào XL7 hybrid, Suzuki Việt Nam toan tính gì?

Dồn lực vào XL7 hybrid, Suzuki Việt Nam toan tính gì?

(VNF) - Dồn lực cho mẫu Suzuki XL7 hybrid ở phân khúc MPV đa dụng, trong khi bỏ tại nhiều phân khúc khác khiến Suzuki đang tự “co hẹp” sự hiện diện trên thị trường.