Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Văn phòng Chính phủ vừa chuyển phản ánh của báo chí về việc lựa chọn nhà đầu tư các dự án thành phần trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông tới Bộ GTVT để nghiên cứu, xử lý.
Theo Văn phòng Chính phủ, vừa qua báo chí có phản ánh nhiều về dự án đường cao tốc Bắc - Nam, trong đó có ý kiến của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng 8 dự án thành phần của đường cao tốc Bắc - Nam có thể để doanh nghiệp trong nước làm được; đề nghị phải sửa quy định về tiêu chí trúng thầu; phải sửa quy định về năng lực tài chính của nhà đầu tư.
"Nếu quy định năng lực về tài chính của nhà đầu tư chiếm tỷ trọng 60% tổng số điểm thì phải cho các doanh nghiệp hợp vốn, hợp danh chứ không thể tách riêng từng doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nước ngoài cũng đâu phải vốn của họ, mà đằng sau là nhà nước, các ngân hàng của họ sẵn sàng hỗ trợ vốn, nên đáp ứng được yêu cầu", chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nói.
Trước ý kiến này, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo Văn phòng Chính phủ chuyển ý kiến này đến Bộ GTVT để nghiên cứu, có biện pháp chỉ đạo chặt chẽ trên cơ sở đảm bảo chất lượng, tiến độ và huy động được năng lực của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư các dự án thành phần trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông.
Trước đó, trong phiên trả lời chất vấn Quốc hội ngày 5/6, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho hay, cao tốc Bắc Nam là công trình trọng điểm quốc gia nên phải lấy chất lượng làm hàng đầu. Vì vậy, Bộ sẽ kiểm soát các đơn vị tư vấn, thi công... chặt chẽ ngay từ đầu, thậm chí kiến nghị Chính phủ thuê tư vấn nước ngoài giám sát để đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng.
"Công trình trọng điểm quốc gia mà kém chất lượng thì rất nguy hiểm", ông Thể nói và cho hay, ngành giao thông đã tạo điều kiện để các doanh nghiệp Việt Nam có thể tham gia đấu thầu cao tốc Bắc - Nam, cho phép hình thành các liên danh. Bên cạnh đó, ông Thể cũng đồng ý nếu tổ chức được các gói tín dụng, phát hành trái phiếu để huy động từ dân thì dự án có ý nghĩa toàn diện hơn.
Trao đổi với VietnamFinance về khó khăn của doanh nghiệp trong nước khi muốn tham gia làm cao tốc Bắc - Nam, ông Ngọ Trường Nam, đại diện Công ty Cổ phần Tập đoàn Đèo Cả cho biết, băn khoăn lớn nhất mà các nhà đầu tư trong nước muốn được giải quyết khi tham gia vào dự án cao tốc Bắc - Nam chính là vấn đề yêu cầu về năng lực kinh nghiệm của nhà đầu tư, vấn đề tiếp cận nguồn vốn trong nước, vấn đề lãi suất và giới hạn tín dụng.
Đại diện Công ty Cổ phần Tập đoàn Đèo Cả cho hay, với yêu cầu về năng lực tài chính, các nhà đầu tư trong nước có thể liên doanh với nhau, cộng dồn năng lực tài chính để có thể đáp ứng được yêu cầu này. Tuy nhiên, với yêu cầu về năng lực kinh nghiệm như nhà đầu tư phải từng thực hiện các dự án có quy mô tương tự hay phải có vốn chủ sở hữu đã từng góp tương đương với dự án hiện nay... thì cơ hội cho nhà đầu tư trong nước là rất khó.
Một vấn đề nữa cũng đang làm khó các doanh nghiệp trong nước theo ông Nam đó chính là tiếp cận nguồn vốn. Các nhà đầu tư trong nước hiện nay muốn thực hiện các dự án sẽ phải huy động nguồn vốn tín dụng trong nước. Tuy nhiên, việc huy động nguồn vốn tín dụng trong nước đang rất khó khăn do ngân hàng coi lĩnh vực đầu tư BOT là lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Ngân hàng Nhà nước cũng đang siết chặt tỷ lệ huy động vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn.
Ngoài ra, hồ sơ dự tuyển hiện áp dụng mức lãi suất khoảng 7%/năm, còn lãi suất trên thị trường từ 11-12%. Đây là mức chênh lệch lớn mà Bộ Giao thông vận tải chưa có hướng xử lý và điều này khiến nhà đầu tư trong nước khó chấp nhận mức lãi suất này.
Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 đầu tư 654 km, chia thành 11 dự án thành phần gồm 3 dự án đầu tư công và 8 dự án đầu tư theo hình thức PPP với tổng vốn khoảng 118.000 tỷ đồng. Gần 64.000 tỷ đồng sẽ được huy động ngoài vốn ngân sách. Trong đó, 3 dự án đầu tư công là Cao Bồ (Nam Định) - Mai Sơn (Ninh Bình), Cam Lộ (Quảng Trị) - La Sơn (Thừa Thiên - Huế), cầu Mỹ Thuận 2 (Tiền Giang - Vĩnh Long) có chiều dài hơn 120 km, tổng vốn Nhà nước hơn 14.200 tỷ đồng. 8 dự án đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP), gồm Mai Sơn - Quốc lộ 45; Quốc lộ 45 - Nghi Sơn; Nghi Sơn - Diễn Châu; Diễn Châu - Bãi Vọt; Nha Trang - Cam Lâm; Cam Lâm - Vĩnh Hảo; Vĩnh Hảo - Phan Thiết; Phan Thiết - Dầu Giây có tổng chiều dài hơn 533 km, với tổng mức đầu tư hơn 88.200 tỷ đồng (vốn BOT hơn 51.700 tỷ đồng, vốn nhà nước khoảng 36.500 tỷ đồng). |
Xem thêm >>> Vì sao doanh nghiệp trong nước e dè với cao tốc Bắc - Nam?
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.