Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Sau nhiều tháng im lặng trước câu hỏi "dự án Cát Linh - Hà Đông khi nào về đích", đại diện chủ đầu tư và tổng thầu Trung Quốc mới đây đã đưa ra những nhận định tích cực về tiến độ, qua đó khẳng định công trình có thể hoàn thành trong năm nay.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Khánh Tùng, Phó giám đốc ban quản lý dự án đường sắt (Bộ Giao thông vận tải) cho biết thời gian qua tổng thầu đã có cách tiếp cận tích cực, 2 bên tìm được tiếng nói chung.
"Nếu tích cực phối hợp tốt với nhau thì tôi tin dự án có thể hoàn thành trong năm nay", lãnh đạo ban quản lý dự án đường sắt nói và cho biết công tác nghiệm thu dự án đang được các bên tiến hành. Chủ đầu tư đặt mục tiêu hoàn thành công tác nghiệm thu trong tháng 7.
Chuyên gia Trung Quốc kiểm tra hệ thống đoàn tàu, toa xe. Ảnh: Việt Linh.
Ông Tùng cho biết hồ sơ hoàn công của dự án đã hoàn thiện tương đối, trong đó phần xây lắp cơ bản hoàn thiện, chỉ cần khắc phục một số phần liên quan đến trang thiết bị.
Để có thể triển khai vận hành thử toàn hệ thống, ban quản lý dự án đang yêu cầu tổng thầu đưa đủ chuyên gia sang Việt Nam. Số chuyên gia cần có là 150 người (gồm cả nhân sự của các nhà sản xuất, cung cấp thiết bị). Đến nay tổng thầu mới có hơn 30 nhân sự tại công trường.
Tư vấn ACT cũng phải đưa chuyên gia sang Việt Nam với số lượng khoảng 3, 4 người. Thời gian qua các chuyên gia của ACT đã duyệt 12/13 chứng chỉ an toàn của dự án. Chứng chỉ cuối cùng phải chờ dự án chạy thực tế để đánh giá.
Ông Tùng cho biết khó khăn lớn nhất với ACT là việc tìm chuyến bay từ Pháp sang Việt Nam. Bên cạnh đó, giữa ACT và tổng thầu phải ấn định mốc thời gian đưa người sang một cách đồng bộ để tránh tình trạng đợi chờ lẫn nhau.
Ban quản lý dự án đưa ra thời hạn tập trung đủ nhân sự của các bên là trong tháng 7. Khi đã có đủ nhân sự, các bên sẽ tiến hành rà soát các hồ sơ một lần nữa trước khi vận hành thử toàn hệ thống.
Vấn đề bế tắc nhất suốt thời gian qua là việc tổng thầu không thể cung cấp đủ hồ sơ thiết bị để phục vụ khâu đánh giá an toàn. Tư vấn ACT đã tháo gỡ vấn đề này bằng cách cho phép tổng thầu thí nghiệm trực tiếp tại hiện trường những thiết bị thiếu hồ sơ.
Các thiết bị thiếu hồ sơ gồm có hệ thống thẻ vé và cổng soát vé, các thiết bị công nghệ tại khu depot, đoàn tàu, toa xe...
Cửa soát vé tại dự án Cát Linh - Hà Đông là một trong những hạng mục thiết bị thiếu hồ sơ, phải thí nghiệm kiểm chứng tại hiện trường. Ảnh: Việt Linh.
Sau khi hoàn tất nghiệm thu, tổng thầu sẽ đưa người sang thực hiện công tác vận hành thử 20 ngày. Quá trình vận hành thử toàn hệ thống cũng đồng thời là quá trình thí nghiệm hiện trường với các thiết bị thiếu hồ sơ.
Kết thúc quá trình vận hành thử, tư vấn ACT sẽ căn cứ kết quả để cấp chứng nhận công trình đủ điều kiện vận hành an toàn.
Bước tiếp theo, chủ đầu tư sẽ nghiệm thu tổng thể, cấp chứng nhận hoàn thành công trình và tiến hành bàn giao công trình cho TP. Hà Nội.
Sau khi nhận bàn giao, chủ đầu tư mới tiến hành thanh toán nốt đến 95% giá trị hợp đồng cho tổng thầu. Khoản tiền 5% sẽ được chủ đầu tư giữ lại trong 2 năm bảo hành của dự án.
Với yêu cầu thanh toán sớm của tổng thầu, đại diện chủ đầu tư khẳng định sẽ thực hiện các bước thanh toán theo quy định hợp đồng. Những phần đã có đủ hồ sơ thủ tục sẽ thực hiện giải ngân trước.
"Đến nay chúng tôi đã giải ngân và thanh toán cho tổng thầu được 5 kỳ. Thời gian tới, chủ đầu tư yêu cầu tổng thầu tiếp tục hoàn thiện và gửi các hồ sơ theo quy định để được tiếp tục thanh toán", ông Tùng cho biết.
Thời gian qua, ban quản lý dự án đường sắt cho biết dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông mới đạt 80% tiến độ thanh toán dù tiến độ xây lắp đã gần như hoàn tất. Ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến chuyên gia người Trung Quốc không sang được Việt Nam. Ngoài ra, bất đồng giữa tổng thầu và chủ đầu tư về thủ tục nghiệm thu, thanh toán cũng khiến dự án bị đình trệ. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải và TP. Hà Nội phải xử lý dứt điểm những tồn tại, đưa dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông vào vận hành trong năm 2020. Trao đổi với báo chí ngày 10/7, ông Đường Hồng, lãnh đạo tổng thầu Trung Quốc, khẳng định công trình có thể đủ điều kiện đưa vào khai thác thương mại trong năm nay. |
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.