Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Công trình bê tông kiên cố ăn vào sườn núi nằm ngay hẻm vực Tu Sản, đỉnh Mã Pì Lèng cao sáu tầng. Công trình kiên cố này là nhà nghỉ, nhà hàng Panorama do bà Vũ Thị Ánh làm chủ đầu tư xây dựng. Giới chuyên môn kiến trúc đánh giá thiết kế thiếu thẩm mỹ. Hơn thế, nó phá vỡ cảnh quan của danh thắng quốc gia Mã Pì Lèng, lại là công trình chưa có giấy phép xây dựng.
Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa Lê Thị Thu Hiền ký văn bản ngày 12/7 gửi Sở VHTTDL tỉnh Hà Giang, đề nghị phối hợp cơ quan chức năng và chính quyền địa phương xác minh thông tin, kiểm tra quy trình và thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt đối với công trình xây dựng nhà nghỉ, nhà hàng Panorama, đồng thời có biện pháp bảo vệ danh lam thắng cảnh, báo cáo UBND tỉnh Hà Giang và Bộ VHTTDL.
Bà Mua Hồng Sinh, Phó Chủ tịch huyện Mèo Vạc ngày 4/10 cho biết, công trình nhà nghỉ Panorama tại danh thắng quốc gia Mã Pì Lèng nằm ngay trên hẻm vực Tu Sản, được xây dựng năm ngoái, đưa vào sử dụng đầu năm nay. Nhà cao sáu tầng, nằm thoải theo sườn đèo, có năm ban công lớn để du khách ngắm cảnh. Bà Sinh cho biết, huyện Mèo Vạc kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng điểm dừng chân ngắm vực Tu Sản, tạo điều kiện cho du khách tham quan.
Tháng 3/2018 Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang giao chủ tịch UBND huyện Mèo Vạc chủ trì phối hợp BQL Công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn đầu tư, xây dựng điểm đỗ xe gắn với điểm dừng chân ngắm hẻm Tu Sản, với nguyên tắc sử dụng tối đa nguyên liệu tại chỗ, không phá vỡ cảnh quan khu vực.
Ba tháng sau đó, chủ tịch tỉnh tiếp tục yêu cầu huyện kiểm tra đôn đốc nhà đầu tư khẩn trương triển khai thi công điểm dừng chân ngắm cảnh hẻm vực Mã Pì Lèng, hoàn thành giai đoạn 1 các hạng mục mặt bằng lát đá, hệ thống lan can để ngắm cảnh và dọn dẹp vệ sinh xung quanh khu vực xong trước cuối tháng 7. Tỉnh đồng ý chủ trương mở rộng khu vực ngắm cảnh, tuy nhiên không nhắc tới việc xây dựng công trình nhà nghỉ, nhà hàng tại đây.
Trong báo cáo số 240 của Sở VHTTDL tỉnh Hà Giang ngày 24/7, Sở nêu kết quả kiểm tra danh lam thắng cảnh cấp quốc gia Mã Pì Lèng và khẳng định công trình nhà nghỉ, nhà hàng Panorama do bà Vũ Thị Ánh làm chủ đầu tư chưa có Giấy chứng nhận đầu tư, dự án chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chưa có Giấy phép xây dựng.
Trước đó huyện Mèo Vạc gửi văn bản xin thẩm định hồ sơ, tuy nhiên Sở VHTTDL Hà Giang trả lời rằng hồ sơ thiết kế, việc thẩm định hồ sơ thiết kế không thuộc thẩm quyền sở văn hoá. Hồ sơ đó không đủ điều kiện để Sở thẩm định chuyên môn vì không có tài liệu về chủ trương đầu tư, căn cứ xây dựng dự án, thuyết minh dự án, phê duyệt dự án.
Tháng 7/2018, Sở Xây dựng Hà Giang có ý kiến, vị trí xây dựng công trình nằm ngoài ranh giới đồ án quy hoạch Công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn đến 2030 đã được Thủ tướng phê duyệt. Sở đề nghị chủ đầu tư xem xét, nghiên cứu thiết kế lại chiều cao toà nhà cho phù hợp với nhu cầu và tiêu chuẩn.
Được biết, chủ đầu tư Vũ Thị Ánh hiện có trong tay Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất với mục đích sử dụng là “Đất trồng cây hàng năm khác” chưa phải đất thổ cư, đất xây dựng. Ông Lâm Tiến Mạnh, Phó Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Hà Giang ký báo cáo gửi Bộ VHTTDL và UBND tỉnh Hà Giang nêu rõ dù công trình xây dựng này nằm ngoài khoanh vùng bảo vệ II danh thắng quốc gia Mã Pì Lèng, tuy nhiên vẫn cần văn bản thỏa thuận của cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về VHTTDL.
Điều 36 Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Di sản năm 2009 quy định: “Khi phê duyệt dự án cải tạo, xây dựng các công trình nằm ngoài các khu vực bảo vệ di tích quy định tại Điều 32 của Luật này mà xét thấy có khả năng ảnh hưởng xấu đến cảnh quan thiên nhiên và môi trường - sinh thái của di tích thì phải có ý kiến thẩm định bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch”. Sở Hà Giang khẳng định trách nhiệm thuộc về UBND huyện Mèo Vạc và chủ đầu tư, bởi địa phương chưa có văn bản đề xuất Sở tham mưu UBND tỉnh.
Huyện Mèo Vạc làm ngơ các quy định, quy trình xin phép, thẩm định cũng như xin văn bản thỏa thuận của cơ quan chức năng liên quan công trình tại khu vực 2 của danh thắng quốc gia Mã Pì Lèng. Ngày 19/7, ông Trần Đức Quý, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang ký văn bản số 2258 yêu cầu Sở VHTTDL kiểm tra, phát hiện kịp thời đề xuất kiến nghị xử lý những tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về Luật Di sản văn hóa.
Tỉnh Hà Giang cũng yêu cầu huyện Mèo Vạc thực hiện tốt việc quản lý đầu tư, xây dựng các công trình trên địa bàn huyện, đặc biệt là các khu vực có di sản, điểm du lịch đã được quy hoạch; chủ trì phối hợp với các sở ngành tập trung chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra yêu cầu nhà đầu tư dự án công trình điểm dừng chân ngắm toàn cảnh hẻm vực Tu Sản, Mã Pì Lèng thực hiện đầu tư xây dựng dự án theo quy định; kiên quyết xử lý, đình chỉ hoạt động (tháo dỡ) những công trình dự án đầu tư không đủ điều kiện.
KHÔNG THÍCH HỢP LƯU TRÚ, NGHỈ DƯỠNG
PGS.TS. Phạm Trung Lương, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch cho rằng công trình không có giấy phép thì trước hết vi phạm luật. Ông nêu ý kiến: Cần nghiên cứu kỹ lưỡng khu vực đèo Mã Pì Lèng, xem công trình ngắm cảnh này có ảnh hưởng tới sự an nguy của du khách hay không. Từ góc độ chuyên gia du lịch, PGS.TS. Phạm Trung Lương đồng tình quan điểm nên có những điểm dừng dân, check-in cho du khách “tuy nhiên nó phải đúng chức năng, quy mô không ảnh hưởng đến cảnh quan đẹp của khu vực”. “Theo tôi các công trình dịch vụ rất cần thiết thậm chí có thể xây dựng hoành tráng, tuy nhiên phải gắn nó với khu quần cư vì gắn bó với cuộc sống của người dân. Công trình đó không thể phá vỡ cảnh quan, làm mất đi giá trị hoang sơ của danh thắng thu hút khách này”, ông nói.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.