Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có văn bản trả lời Công ty cổ phần Thương mại - dịch vụ khách sạn Bạch Đằng liên quan đến dự án khôi phục tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt.
Tuyến đường sắt “di sản”
Theo đó, UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, dự án khôi phục tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt theo phương thức PPP do Bộ Giao thông Vận tải là cơ quan nhà nước có thẩm quyền triển khai, đi qua 2 địa phương tỉnh Ninh Thuận và Lâm Đồng. Phía địa phương đề nghị Công ty cổ phần Thương mại - dịch vụ Khách sạn Bạch Đằng báo cáo Bộ Giao thông Vận tải theo quy định.
Tuyến đường sắt Đà Lạt - Tháp Chàm dài 84km được người Pháp xây dựng từ năm 1908 - 1932, với 12 nhà ga, 5 hầm chui và có 2 đoạn răng cưa để vượt đèo dốc dài gần 14km. Từ năm 1968, tuyến đường ngừng khai thác; sau năm 1975 hoạt động trở lại nhưng chỉ được vài chuyến; đến năm 1986, hầu hết tà vẹt, đường ray bị tháo dỡ.
Vào tháng 7/2022, Bộ Giao thông Vận tải có văn bản chấp thuận việc lập hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án Khôi phục tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt theo phương thức đối tác công - tư (PPP).
Theo tờ trình của Công ty cổ phần Thương mại - Dịch vụ khách sạn Bạch Đằng, dự án khôi phục tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt đi qua địa phận TP. Phan Rang - Tháp Chàm, huyện Ninh Sơn (tỉnh Ninh Thuận) và huyện Đơn Dương, TP. Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng), với chiều dài khoảng 83,5km, dự kiến bao gồm 16 ga và trạm khách (tuyến cũ bao gồm 12 ga, tuyến khôi phục bổ sung 2 ga và 2 trạm khách).
Dự án bao gồm 2 hợp phần. Trong đó, hợp phần có khối lượng lớn hơn là khôi phục đoạn tuyến từ ga Tháp Chàm đến ga Trại Mát có chiều dài 76,8 km, gồm việc khôi phục, xây dựng mới 64 cầu, 5 hầm, 11 ga, xây dựng toàn bộ kết cấu tầng trên đường sắt. Hợp phần thứ hai là nâng cấp đoạn tuyến từ ga Trại Mát đến ga Đà Lạt - đoạn đang khai thác với chiều dài 6,7 km, trong đó có việc tôn tạo, bảo tồn các ga Đà Lạt, Trại Mát.
Toàn bộ tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt có khổ đường 1.000 mm, tốc độ thiết kế 30 - 60 km/h; sử dụng đầu máy diesel và toa xe tải trọng nhẹ. Với quy mô đầu tư như trên, dự án có tổng mức đầu tư 24.902 tỷ đồng, gồm cả lãi vay trong thời gian thi công, trong đó 3 khoản chi phí lớn nhất là bồi thường, hỗ trợ và tái định cư 4.092 tỷ đồng; xây dựng 4.055 tỷ đồng; thiết bị 8.218 tỷ đồng.
Phác hoạ Công ty cổ phần Thương mại - Dịch vụ khách sạn Bạch Đằng
Công ty cổ phần Thương mại - Dịch vụ khách sạn Bạch Đằng được chuyển đổi từ Công ty TNHH Thương Mại - Dịch Vụ khách sạn Bạch Đằng vào năm 2012, với vốn điều lệ 248 tỷ đồng.
Theo thông tin trên Cổng thông tin Quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp, Công ty cổ phần Thương mại - Dịch vụ khách sạn Bạch Đằng hiện có vốn điều lệ là 450 tỷ đồng, tổng giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật của công ty là ông Thân Hà Nhất Thống.
Ông Thân Hà Nhất Thống hiện cũng đang là thành viên HĐQT kiêm Chủ tịch Uỷ ban kiểm toán của CTCP Địa ốc First Real (mã CK: FIR). Ông Thống được bầu vào HĐQT của Địa ốc First Real từ ngày 22/5/2020.
Trước đó, ông Thống từng là cổ đông lớn sở hữu 255.150 cổ phiếu, tỷ lệ sở hữu 6,075% của Công ty cổ phần Máy - Thiết bị Dầu khí Đà Nẵng (mã CK: DAS). Sau đó, ông Thống đã bán hết số cổ phiếu trên vào ngày 3/7/2020.
Công ty cổ phần Thương mại - Dịch vụ khách sạn Bạch Đằng là chủ sở hữu của khu phức hợp khách sạn Bạch Đằng – Bạch Đằng Complex, tọa lạc tại vị trí 50 Bạch Đằng, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng.
Bạch Đằng Complex gồm 2 tòa tháp: khu khách sạn tiêu chuẩn 5 sao gồm 29 tầng, 223 phòng, được quản lý bởi Tập đoàn Hilton, mang tên Hilton Da Nang (HTH) và khu phức hợp gồm văn phòng, căn hộ cao cấp, trung tâm thương mại, giải trí với 25 tầng được quản lý bởi tập đoàn Savills, mang tên Heritage Treasure Da Nang (HTD).
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.