Cột mốc lịch sử: Giá vàng chọc thủng ngưỡng 2.700 USD/ounce
(VNF) - Trong một khoảnh khắc mang tính bước ngoặt đối với thị trường kim loại quý, giá vàng tương lai đã tăng vọt lên mức cao chưa từng có, vượt qua ngưỡng tâm lý quan trọng là 2.700 USD/ounce.
Thành tựu đáng chú ý này không chỉ lập kỷ lục mới cho vàng mà còn ghi dấu giá trị tiền tệ cao nhất từng đạt được của bất kỳ kim loại quý nào (vàng, bạc, bạch kim và palidi) trong lịch sử.
Vào một ngày giao dịch quan trọng, hợp đồng tương lai vàng tháng 12 hoạt động mạnh nhất khi mở cửa ở mức 2.681,20 USD và sau một số biến động, đóng cửa ở mức 2.695,10 USD, ghi nhận mức tăng đáng kể là 13,80 USD (tương đương 0,51%).
Mức cao được ghi nhận trong ngày là 2.708,70 USD/ounce là minh chứng cho sức hấp dẫn lâu dài của vàng như một tài sản trú ẩn an toàn.
Mức giá chưa từng có này nhấn mạnh giá trị nội tại của vàng đồng thời làm nổi bật sự xói mòn niềm tin vào các loại tiền tệ fiat (tiền được phát hành bởi các chính phủ không được hỗ trợ bởi bất kỳ hàng hóa vật chất nào, chẳng hạn như vàng, bạc hoặc bất kỳ kim loại quý nào) trên toàn cầu.
Sự gia tăng ổn định của giá vàng là do sự kết hợp của nhiều yếu tố, trong đó các quyết định về lãi suất gần đây của các ngân hàng trung ương đóng vai trò quan trọng.
Việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm 50 điểm cơ bản gần đây đối với lãi suất chuẩn của Fed, đưa lãi suất này xuống mức từ 4,75% đến 5%, là một chất xúc tác quan trọng. Động thái này, được các ngân hàng trung ương khác trên toàn thế giới hưởng ứng, đã thúc đẩy đà tăng của kim loại quý này.
Quyết định của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC), Ngân hàng Riksbank Thụy Điển và Ngân hàng Trung ương Cộng hòa Séc về việc cắt giảm lãi suất trong những ngày gần đây có lợi cho vàng vì nó làm giảm chi phí cơ hội khi nắm giữ tài sản không trả lãi, khiến nó hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư.
Công cụ FedWatch của CME cho thấy khả năng 51,1% sẽ có thêm một đợt cắt giảm 50 điểm cơ bản nữa tại cuộc họp của Ủy Ban Thị Trường Mở Liên Bang (FOMC) sắp tới của Cục Dự trữ Liên bang vào ngày 7/11, trong khi 48,9% còn lại ủng hộ việc cắt giảm 25 điểm cơ bản. Dự đoán về việc nới lỏng tiền tệ liên tục này đã củng cố sức hấp dẫn của vàng như một biện pháp phòng ngừa rủi ro mất giá tiền tệ tiềm ẩn.
Các nhà đầu tư hiện đang háo hức chờ đợi báo cáo Chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) được công bố, một chỉ số lạm phát quan trọng được Cục Dự trữ Liên bang theo dõi chặt chẽ.
Các nhà kinh tế được Dow Jones và Wall Street Journal khảo sát dự đoán lạm phát cơ bản hàng năm sẽ tiếp tục giảm, dự báo giảm xuống 2,2% vào tháng 8 từ mức 2,5% vào tháng 7. Xu hướng như vậy sẽ đánh dấu sự giảm tốc đáng kể so với mức cao nhất trong 40 năm được ghi nhận vào tháng 6/2022 và có thể củng cố thêm lập luận cho việc cắt giảm lãi suất thêm nữa.
Chỉ số giá PCE cốt lõi cho tháng 8 dự kiến sẽ tăng khiêm tốn 0,2% so với tháng trước và tăng 2,7% so với năm trước. Những con số cốt lõi này, không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng biến động, đặc biệt quan trọng vì chúng đại diện cho thước đo lạm phát ưa thích của Cục Dự trữ Liên bang.
Khi vàng tiếp tục đà tăng lịch sử, những người tham gia thị trường đang theo dõi chặt chẽ các chỉ số kinh tế và chính sách của Fed. Hiệu suất của kim loại quý này không chỉ phản ánh vai trò truyền thống của nó như một kho lưu trữ giá trị mà còn phản ánh sự tương tác phức tạp của các yếu tố kinh tế toàn cầu định hình bối cảnh tài chính ngày nay.
Giá vàng liên tục phá kỷ lục: Cảnh báo mối nguy ‘thiên nga đen’?
- Nga đối mặt vấn đề nghiêm trọng hơn cả suy thoái 27/09/2024 08:00
- Hàng nghìn công nhân biểu tình, 'thất vọng' vì Volkswagen mơ hồ về kế hoạch cải tổ 26/09/2024 01:33
- 'Hàng xóm' bé nhỏ ra tay giúp Nga lách trừng phạt của châu Âu 26/09/2024 09:15
Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.