Nga đối mặt vấn đề nghiêm trọng hơn cả suy thoái
(VNF) - Ngân hàng Trung ương Nga cho biết lạm phát đang gia tăng trong khi nền kinh tế quốc gia này đang nguội lạnh. Đây là những yếu tố chính dẫn đến tình trạng đình lạm, một kịch bản khó chống lại hơn là suy thoái.
- 'Hàng xóm' bé nhỏ ra tay giúp Nga lách trừng phạt của châu Âu 26/09/2024 09:15
Kịch bản khó ngăn chặn
"Có những dấu hiệu cho thấy nhu cầu trong nước đang hạ nhiệt. Tuy nhiên, không có sự giảm bớt áp lực lạm phát", Ngân hàng trung ương Nga cho biết trong bản tóm tắt cuộc họp chính sách mới nhất của mình.
Sự kết hợp không may này, thường được gọi là đình lạm, là điều mà các nhà hoạch định chính sách muốn tránh bằng mọi giá.
Đây là một kịch bản khó ngăn chặn hơn cả suy thoái. Khi nền kinh tế chậm lại, các ngân hàng trung ương sẽ nới lỏng lãi suất để phục hồi hoạt động. Nhưng nếu lạm phát tiếp tục tăng, mọi thứ sẽ trở nên phức tạp. Vì lãi suất phải duy trì ở mức cao để làm giảm tốc độ tăng giá, nên các chính phủ sẽ bị tê liệt.
Dù Ngân hàng Nga không đề cập đến tình trạng đình lạm, nhưng các diễn biến mà họ mô tả khiến nó trở thành mối quan ngại thực sự.
Trong một báo cáo riêng trong tháng này, Ngân hàng Trung ương Nga dự đoán rằng tăng trưởng GDP sẽ chậm lại vào năm tới. Mặc dù nền kinh tế Nga đã phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ chiến sự bùng nổ, các chuyên gia cho rằng các lệnh trừng phạt, việc hạn chế sản lượng và tình trạng thiếu hụt lao động nghiêm trọng nguy cơ cao sẽ khiến nền kinh tế này suy yếu vào năm 2025.
Trong bối cảnh này, lạm phát vẫn đang tăng mạnh ở Nga. Ngân hàng trung ương đã quyết định tăng lãi suất lên 19% trong tháng này vì những nỗ lực trước đó không cản được đà tăng của lạm phát.
Nguyên nhân được cho là do chi tiêu quốc phòng quá mức của Moscow, dự kiến sẽ duy trì ở mức cao kỷ lục cho đến năm 2025.
Ngoài ra, tình trạng thiếu hụt lao động cũng là một nguyên nhân. Vì chiến sự tại Ukraine cần quân lính nên các doanh nghiệp đã phải tăng lương để thu hút thêm lao động. Nga thiếu khoảng 4,8 triệu lao động trong năm 2023 và vẫn cấp bách trong năm 2024.
Có một cảnh báo đối với nỗi sợ lạm phát đình trệ: Nếu nhu cầu trong nước tiếp tục hạ nhiệt, ngân hàng trung ương dự kiến lạm phát cũng sẽ giảm theo.
Tuy nhiên, các điều kiện không mấy tốt đẹp đối với Nga. Khi tình trạng đình lạm xảy ra lần cuối ở Mỹ vào những năm 1970, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã buộc phải đẩy nền kinh tế Mỹ vào suy thoái sâu để chấm dứt tình trạng hỗn loạn.
Dự kiến nợ công tăng lên 18% GDP vào năm 2027
Bộ Tài chính Nga mới đây cho hay nợ công của Nga dự kiến sẽ tăng nhẹ lên mức 18% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) khi chính phủ tiếp tục vay tiền để bù đắp thâm hụt ngân sách.
Theo dự thảo ngân sách, nợ công sẽ lên tới 4,8 nghìn tỷ rúp (51,5 tỷ USD) vào năm tới, 5,1 nghìn tỷ rúp (54,9 tỷ USD) vào năm 2026 và 5,3 nghìn tỷ rúp (57 tỷ USD) vào năm 2027. Báo cáo cho biết đến cuối năm 2027, nợ công sẽ tăng lên 18% GDP từ mức 15% GDP vào năm 2023.
Theo ước tính sơ bộ, thâm hụt ngân sách chung dự kiến sẽ ở mức 1% GDP hàng năm (-0,5% GDP vào năm 2025, -0,9% GDP vào năm 2026 và -1,1% GDP vào năm 2027).
Bộ này chỉ ra rằng, ngay cả với mức tăng nhẹ, nợ quốc gia vẫn ở mức "an toàn về mặt kinh tế" dưới 20% GDP, đưa Nga trở thành một trong những quốc gia có mức nợ công thấp nhất.
Để so sánh, nợ quốc gia của Vương quốc Anh gần đây tương đương 100% tổng sản phẩm quốc nội. Nợ công của Mỹ vượt quá 120% GDP, trong khi ở Nhật Bản, con số này là 260%, ghi nhận mức kỷ lục.
Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov nhấn mạnh rằng ngân sách sắp tới sẽ tập trung vào hỗ trợ xã hội, quốc phòng, cũng như đạt được vị thế dẫn đầu về công nghệ. Ông cũng lưu ý rằng hơn 3 nghìn tỷ rúp (32,3 tỷ USD) hàng năm sẽ được phân bổ để hỗ trợ cho các khu vực của Nga.
Theo các nhà kinh tế, mức tăng trưởng nợ công của Nga vẫn ở mức vừa phải do thâm hụt ngân sách thấp, trong khi nước này vẫn tiếp tục đầu tư vào các dự án và ngành công nghiệp lớn bất chấp áp lực trừng phạt chưa từng có từ phương Tây.
'Hàng xóm' bé nhỏ ra tay giúp Nga lách trừng phạt của châu Âu
- Hàng nghìn công nhân biểu tình, 'thất vọng' vì Volkswagen mơ hồ về kế hoạch cải tổ 26/09/2024 01:33
- Vàng lập đỉnh mới, dự đoán tiếp tục tăng đến năm 2025 25/09/2024 10:27
- Bộ trưởng Ngoại giao Nga: ‘Chúng tôi là những người tử tế’ 25/09/2024 08:00
Vùng đất từng được quy hoạch nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận hiện ra sao?
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.