Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Tiếp tục kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV, ngày 31/10, Quốc hội thảo luận ở hội trường về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021.
Phát biểu tại phiên thảo luận, đại biểu Lê Văn Thìn (đoàn Phú Yên) cho biết cử tri tỉnh Phú Yên và những người trực tiếp lưu thông trên tuyến đường Quốc lộ 1A qua Bình Định, Phú Yên nhiều năm qua đã liên tục có ý kiến về việc xuống cấp của tuyến đường này.
Theo ông Thìn, Quốc lộ 1A riêng đoạn qua tỉnh Phú Yên có chiều dài 136,4km và phần lớn chạy qua vùng đồng bằng, chỉ có một số đoạn qua vùng đồi núi thấp. Với địa hình thuận lợi, đoạn đường được kỳ vọng sẽ là tuyến đường huyết mạch, tạo động lực chính cho hoạt động giao thông vận tải.
Tuy nhiên, theo đại biểu, trong những năm qua và đặc biệt là những ngày gần đây, cử tri Phú Yên liên tục phản ánh về sự xuống cấp, hư hỏng của tuyến đường. Mùa khô thì mặt đường lồi lõm, chắp vá; mùa mưa thì nhiều ổ voi, ổ gà. Việc này không chỉ gây khó khăn cho hoạt động đi lại, vận chuyển hàng hóa, mà còn gây ra nhiều vụ tai nạn giao thông thương tâm, để lại nhiều hệ lụy.
Đại biểu Lê Văn Thìn cho biết nguyên nhân được Cục Đường bộ Việt Nam đưa ra là do biến đổi khí hậu, điều kiện địa chất đồi núi phức tạp và hiện trạng đường sử dụng lâu, có nhu cầu sửa chữa lớn nhưng không được cấp kinh phí đầy đủ.
"Những lý do này chưa được cử tri chấp nhận vì không chỉ đến năm nay mà việc hư hỏng của tuyến đường đã diễn ra trong nhiều năm qua. Cử tri cho rằng có nhiều nguyên nhân khác cần được quan tâm nhưng chưa được cơ quan quản lý nhắc đến, đó là chất lượng xây dựng, chất lượng bảo trì, chất lượng sửa chữa", đại biểu nói.
Cũng theo ông Thìn, báo cáo của Khu quản lý đường bộ III, kinh phí được cấp để sửa chữa tuyến đường này vào năm 2021, 2022 và dự kiến năm 2023 lần lượt là: 63,5 tỷ; 125,5 tỷ và 173 tỷ đồng, chiếm 48-66% nhu cầu sửa chữa. Với diễn biến hư hỏng của tuyến đường vào năm 2021 và 2022 thì số kinh phí bỏ ra chưa đến 1 năm đã mất toàn bộ.
"Số kinh phí này có thể không lớn so với những lãng phí đã được thống kê do chậm trễ của một số dự án lớn, nhưng nếu tính đầy đủ vào các chi phí mà người dân phải mất khi lưu thông qua đoạn đường này như hư hỏng hàng hóa, hưa hỏng phương tiện và mất nhiều thời gian đi lại... thì con số lãng phí là rất lớn", đại biểu Lê Văn Thìn nhấn mạnh.
Ông Thìn cho rằng, câu hỏi đặt ra là ai chịu trách nhiệm cho sự lãng phí này? Theo báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải về việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, mặc dù kinh phí cấp cho công tác bảo trì chưa đáp ứng yêu cầu nhưng đã được sử dụng bài bản, tiết kiệm, phát huy hiệu quả nguồn lực bảo trì, hướng tới việc kéo dài tuổi thọ công trình.
"Nếu theo kết quả báo cáo này thì đoạn đường quốc lộ 1A đoạn qua Phú Yên sẽ là một ngoại lệ và chưa được đánh giá đầy đủ", đại biểu Lê Văn Thìn nhấn mạnh.
Đại biểu đoàn Phú Yên cho rằng nguyên nhân biến đổi khí hậu và những nguyên nhân khác mà Cục Đường bộ Việt Nam đưa ra không phải là nguyên nhân chính của việc hư hỏng kéo dài vì kỹ thuật thi công hiện nay có thể khắc phục được phần lớn vấn đề địa chất nếu thực hiện đúng quy trình, quy định.
Từ đó, đại diện cử tri Phú Yên, ông Thìn đề nghị Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải, nhất là tân Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng có giải pháp sửa chữa hiệu quả, bền vững, tiết kiệm hơn. Bởi đây là trường hợp có thể thay đổi cách làm, cách tổ chức thực hiện để có chất lượng cao, chống lãng phí mà không cần chờ đợi thay đổi chính sách pháp luật.
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.