'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Trong quý II/2023, TP. HCM có nhiều công trình cơ sở hạ tầng đã hoàn thiện và đi vào hoạt động như: dự án cải tạo kênh Tham Lương – Bến Cát – rạch Nước Lên, nút giao An Phú và việc mở rộng QL50 – đường Nguyễn Văn Linh. Các dự án cơ sở hạ tầng luôn là mấu chốt thúc đẩy cho thị trường nhà ở phát triển trong hàng thập kỷ qua.
Báo cáo thị trường nhà liền thổ của Cushman & Wakefield cho hay quý II/2023 chứng kiến những tín hiệu hồi phục khi lượng nguồn cung mới đang dần được tung ra nhiều hơn với 282 căn, tăng 403% so với quý trước và tăng 45% so với cùng kỳ. Các dự án đã hoàn thiện các quy trình pháp lý và bắt đầu xây dựng trở lại, đặc biệt là các dự án bị vướng mắc ở quý trước. Tổng nguồn cung sơ cấp toàn thị trường trong quý tập trung chủ yếu ở các giai đoạn mới trong các siêu dự án tại TP. Thủ Đức đạt 839 căn.
Quý II/2023 cũng ghi nhận lượng tiêu thụ nhà liền thổ đạt 375 căn, tăng 792% so với quý I đầu năm 2023 và tăng 71% so với cùng kỳ năm trước. Sự gia tăng trong lượng bán mới quý II/2023 là nhờ vào các chính sách hỗ trợ người mua từ các chủ đầu tư. Đồng thời, các ngân hàng cũng đã giảm lãi suất trong thời gian gần đây.
Giá sơ cấp trung bình đã tăng 12% theo quý và tăng 43% theo năm, đạt 13.546 USD/m2, nhờ sự mở bán các phân đoạn mới từ các dự án ở TP. Thủ Đức (khu vực phía đông TP. HCM) – đây cũng là yếu tố chính gây tăng giá trong quý.
Giá sơ cấp trung bình nhà liền thổ tại khu đông hiện đang cao hơn trung bình toàn TP. HCM 12% và cao hơn trung bình khu vực phía bắc 139% (phía bắc có lượng nguồn cung sơ cấp lớn thứ 2 thị trường TP. HCM, bao gồm quận 12 và quận Tân Phú).
Nguồn cung tương lai được dự đoán sẽ có thêm 7.900 căn từ năm 2023 trở đi. Phía đông TP. HCM tiếp tục được kỳ vọng sẽ dẫn đầu do quỹ đất sẵn có và nhu cầu đô thị hóa cao của TP. Thủ Đức. Thành phố cũng kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng tỷ lệ đô thị hóa tại các khu vực ngoại ô như Nhà Bè hoặc khu vực xa hơn. Trong tương lai, TP. HCM sẽ có nhiều dự án với số lượng trung bình khoảng 200 căn mỗi dự án, đồng thời tiếp tục các giai đoạn đoạn tiếp theo của các dự án lớn hiện hữu.
Đối với thị trường căn hộ, Cushman & Wakefield Việt Nam cho biết quý II này ghi nhận lượng nguồn cung mở bán mới căn hộ thấp nhất kể từ năm 2019, đạt khoảng 970 căn, giảm 41% so với quý trước và giảm 90% so với cùng kỳ. Nguồn cung mới khan hiếm phần lớn do sự trì trệ trong quá trình hoàn thiện pháp lý và thủ tục triển khai mở bán dự án.
Hầu hết nguồn cung mới trong quý đến từ khu đông với các đợt mở bán tiếp theo của các dự án hiện tại và phía bắc với dự án phân khúc trung cấp mới ra mắt. Điều này khiến khu bắc và khu đông trở thành tâm điểm giao dịch, nhờ triển vọng phát triển cơ sở hạ tầng tại khu vực và các ưu đãi thanh toán do các chủ đầu tư đưa ra. Có khoảng 1.352 giao dịch mua bán hoàn thành, tăng 4% theo quý. Lượng hấp thụ này tương đương với 30,5% trên tổng rổ hàng sơ cấp tính đến quý II/2023 là 4.440 căn.
Tương tự quý trước, quý II đón thêm nhiều sản phẩm từ phân khúc thấp hơn như Elysian Lò Lu, Avatar 9x và Moonlight Avenue, 9X An Sương.... Theo đó, giá sơ cấp trung bình trong quý này đã giảm 1% so với quý I/2023, đạt xấp xỉ 3.217 USD/m2, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước.
Nhìn về tương lai, do quỹ đất trung tâm dần trở nên khan hiếm và đắt đỏ, thị trường có xu hướng phân bổ ra các khu vực ngoài trung tâm, tổng nguồn cung toàn TP. HCM từ 2023 trở đi ước tính sẽ đạt 190.000 căn hộ. Khu đông (TP. Thủ Đức) được kỳ vọng sẽ tiếp tục dẫn đầu thị trường về nguồn cung trong tương lai.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.