Vùng đất từng được quy hoạch nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận hiện ra sao?
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.
UBND TP. Đà Nẵng vừa có quyết phê duyệt Đề án "Phát triển ngành công nghiệp, dịch vụ liên quan đến du thuyền trên địa bàn".
Theo đề án, giai đoạn từ nay đến năm 2030, Đà Nẵng tập trung xây dựng hạ tầng bến du thuyền quốc tế gắn với dịch vụ tầm cỡ quốc tế tại khu vực vịnh Đà Nẵng, từng bước hình thành hạ tầng ban đầu của công nghiệp du thuyền và kêu gọi đầu tư cơ sở đóng mới du thuyền cỡ vừa và nhỏ.
Dự kiến quỹ đất phát triển 5 - 10ha với năng lực sản xuất dự kiến đạt 20 - 30 du thuyền cỡ vừa và nhỏ/năm.
Đồng thời, đảm bảo về cơ bản hoàn thiện đầu tư hạ tầng bến du thuyền quốc tế và nội địa trên địa bàn thành phố, đẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ liên quan đến du thuyền với mức đóng góp vào GRDP thành phố đạt 2 -3%, trong đó dịch vụ đóng góp 1,5 - 2,3%, công nghiệp đóng góp 0,5 - 0,7%.
Tầm nhìn đến 2050, Đà Nẵng sẽ phát triển công nghiệp đóng mới du thuyền chuyên nghiệp, hiện đại và chuyển đổi bến cảng biển Tiên Sa trở thành bến cảng biển du thuyền quốc tế; tiếp tục phát triển ổn định công nghiệp du thuyền đưa dịch vụ liên quan du thuyền trở thành thương hiệu đặc trưng của thành phố Đà Nẵng. Phấn đấu nâng mức đóng góp vào GRDP thành phố đạt khoảng 4 - 5%, trong đó dịch vụ đóng góp 3 - 3,5%, công nghiệp đóng góp 1 - 1,5%.
Các ngành công nghiệp liên quan đến du thuyền được đề xuất gồm: Công nghiệp thiết kế và đóng mới du thuyền; Công nghiệp sản xuất, lắp ráp linh kiện và nội thất phục vụ du thuyền; Công nghiệp bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế phụ tùng nội thất du thuyền.
Trong giai đoạn 2023 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trên địa bàn TP. Đà Nẵng có 38 dự án ưu tiên đầu tư trong công nghiệp, dịch vụ liên quan đến du thuyền với tổng mức đầu tư khái toán khoảng 7.260 tỷ đồng từ nguồn vốn xã hội hóa.
Trong đó, giai đoạn đến 2030 là 3.540 tỷ đồng (48%), sau 2030 tầm nhìn 2050 là 3.720 tỷ đồng (52%). Vốn đầu tư cho công nghiệp là 5.700 tỷ đồng (78%), vốn đầu tư cho dịch vụ là 1.560 tỷ đồng (22%).
Các dự án công nghiệp như: Nhà máy đóng mới du thuyền cỡ vừa và nhỏ, vốn đầu tư 2.500 tỷ đồng; Trung tâm bảo dưỡng, sửa chữa, thử nghiệm du thuyền Tiên Sa, vốn đầu tư 1.000 tỷ đồng; Tổ hợp cung ứng dịch vụ liên quan đến du thuyền (700 tỷ đồng); Các cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng phân tán (500 tỷ đồng).
Các dự án dịch vụ như: Bến du thuyền quốc tế Thuận Phước; Bến du thuyền quốc tế tại Khu đô thị Đa Phước; Bến du thuyền quốc tế Thuận Phước; Khu vực hợp Bến cảng du thuyền sông Hàn; Bến du thuyền Cảng sông Hàn; Bến du thuyền tại khu vực dự án bất động sản và bến du thuyền Đà Nẵng – Marina Complex; Bến du thuyền tại khu vực dự án Olalani Riverside Tower; Bến du thuyền tại khu công viên văn hóa và vui chơi giải trí phía Đông Nam Đài Tưởng Niệm; Bến khu vực cầu Cổ Cò mới đường Võ Quí Huân…
Các dự án bến du thuyền có vốn đầu tư từ 10-50 tỷ đồng.
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.