'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Hãng tin Reuters ngày 22/9 dẫn lời ông La Bỉnh Thành, người phát ngôn Hành chính viện Đài Loan (Trung Quốc), cho biết hòn đảo này đã gửi đơn xin gia nhập CPTPP với tên gọi "Vùng lãnh thổ có thuế quan riêng biệt tại Đài Loan - Bành Hồ - Kim Môn - Mã Tổ".
Đây là tên Đài Bắc sử dụng khi đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) nhằm tránh các phiền phức chính trị với Trung Quốc đại lục.
Theo ông La Bỉnh Thành, việc đăng ký tham gia CPTPP là chính sách kinh tế và thương mại quan trọng mà chính quyền Đài Loan đã nỗ lực thúc đẩy trong một thời gian dài.
Đài Loan không thể gia nhập nhiều tổ chức quốc tế vì chính sách "Một Trung Quốc". Tuy nhiên, Đài Loan vẫn được Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) phê duyệt tư cách thành viên.
Đặc biệt, động thái của Đài Loan diễn ra chưa đầy một tuần sau khi Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo nộp đơn xin gia nhập CPTPP.
Phản ứng trước động thái này của Đài Loan, phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ chiều 23/9, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nhấn mạnh Bắc Kinh kiên quyết phản đối bất kỳ quốc gia nào qua lại chính thức với Đài Loan, cũng như việc Đài Loan gia nhập bất kỳ hiệp định và tổ chức chính thức nào.
Ông Triệu cũng tái khẳng định Đài Loan là “một phần không thể tách rời của Trung Quốc” và nguyên tắc “Một Trung Quốc”.
Trung Quốc coi Đài Loan là một phần lãnh thổ chờ thống nhất và sẵn sàng dùng vũ lực nếu cần thiết. Bắc Kinh gần đây gia tăng áp lực quân sự với hòn đảo khi nhiều lần tổ chức diễn tập quy mô lớn quanh đảo Đài Loan với các khí tài hiện đại nhất trong biên chế.
Trái ngược với phản ứng gay gắt của Trung Quốc, Ngoại trưởng Nhật Bản Motegi ngày 23/9 cho biết Nhật Bản hoan nghênh việc Đài Loan nộp đơn xin gia nhập CPTPP.
Theo ông Motegi, Đài Loan là một đối tác “cực kỳ quan trọng” của Nhật Bản và Nhật Bản sẽ đáp ứng yêu cầu gia nhập này “dựa trên quan điểm chiến lược và sự hiểu biết rộng rãi”.
Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh Nhật Bản vẫn cần xem xét liệu Đài Loan có sẵn sàng đáp ứng việc tiếp cận thị trường tiêu chuẩn cao và các quy tắc khác của CPTPP hay không.
Một quan chức Bộ Ngoại giao Nhật Bản nhận định với việc áp dụng nền kinh tế thị trường, thành tựu Đài Loan đạt được khi làm thành viên WTO thì khả năng hòn đảo tự trị thành công gia nhập CPTPP là khá cao.
Trước đó, phản ứng với việc Trung Quốc đệ đơn xin gia nhập CPTPP, Nhật Bản cho biết nước này sẽ tham vấn các nước và phân tích cẩn thận để xem Trung Quốc có sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu tham gia CPTPP hay không.
Nhật Bản, nước giữ vai trò chủ tịch CPTPP năm nay và có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, dường như đang nâng cao cảnh giác trước viễn cảnh Trung Quốc đóng vai trò đầu tàu trong việc định hình thương mại châu Á.
Hiệp định CPTPP được hình thành vào năm 2018, cam kết dỡ bỏ 95% các loại thuế quan giữa 11 quốc gia thành viên tham gia, bao gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam. Hiệp định chính thức có hiệu lực từ ngày 30/12/2018 đối với nhóm 6 nước đầu tiên hoàn tất thủ tục phê chuẩn Hiệp định gồm Mexico, Nhật Bản, Singapore, New Zealand, Canada và Australia. Đối với Việt Nam, hiệp định có hiệu lực từ ngày 14/1/2019. Nhật Bản hiện nắm quyền Chủ tịch đối với cơ quan ra quyết định CPTPP, trong khi New Zealand phụ trách tiếp nhận yêu cầu gia nhập hiệp định. Trước khi được 11 quốc gia thành viên ký vào năm 2018, CPTPP ban đầu có tên Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), được coi là đối trọng kinh tế với sự ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực. Mỹ đã rút khỏi hiệp định này năm 2017 dưới thời cựu tổng thống Mỹ Donald Trump. |
Xem thêm >> Chủ tịch nước đề nghị các doanh nghiệp Mỹ đưa Việt Nam vào chuỗi cung ứng toàn cầu
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.