'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Ngày 9/2, Sở Tư pháp TP. HCM cho biết, đã có văn bản gửi Cục Bổ trợ tư pháp (Bộ Tư pháp) báo cáo toàn bộ quá trình tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất tại ô 3-12, thuộc Khu đô thị Thủ Thiêm (TP. Thủ Đức) do Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản TP. HCM thực hiện; Công ty TNHH Bất động sản Ngôi Sao Việt (đơn vị thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh) là doanh nghiệp trúng đấu giá với tổng số tiền 24.500 tỷ đồng.
Báo cáo của Sở Tư pháp TP. HCM khẳng định, không có sai sót gì về trình tự, thủ tục thực hiện cuộc đấu giá lô đất trên.
"Người trúng thầu bỏ cọc, huỷ hợp đồng rồi và sau khi có thông báo chính thức về việc này, UBND TP. HCM sẽ có thẩm quyền quyết định cho tổ chức đấu giá lại hoặc bàn giao mục đích sử dụng khác", đại diện Sở Tư pháp TP. HCM cho biết.
Trao đổi với báo chí, một lãnh đạo Cục Bổ trợ tư pháp cho rằng, lô đất được một doanh nghiệp thuộc Tân Hoàng Minh trả giá cao bất thường, song hủy hợp đồng mua bán đã gây ảnh hưởng xấu cho dư luận.
"Vấn đề đặt ra bây giờ là giải quyết công việc của hậu đấu giá... phía Công ty Ngôi Sao Việt bỏ cọc, không mua đất thì áp dụng các chế tài và quy định trong hợp đồng đấu giá để xử lý", vị này cho biết.
Sau Tân Hoàng Minh, đến chiều tối ngày 8/2, Công ty TNHH Đầu tư Phát triển và Thương mại Bình Minh đã có văn bản gửi đến các cơ quan liên quan trong đó có Cục thuế TP. HCM về việc xin bỏ cọc lô đất 3-9 trúng đấu giá ở Thủ Thiêm.
Doanh nghiệp này đã vượt qua 140 lượt gọi giá với 13 doanh nghiệp khác để trúng đấu giá lô đất vàng với số tiền 5.026 tỷ đồng - gấp 6,9 lần so với giá khởi điểm.
Như vậy đến nay, đã có 2 trong số 4 doanh nghiệp trúng đấu giá đất Thủ Thiêm đã bỏ cọc. Hai doanh nghiệp còn lại dù đã quá hạn nộp tiền đợt 1 nhưng hệ thống của Cục Thuế TP. HCM vẫn chưa thấy tiền vào tài khoản.
Liên quan đến việc bỏ cọc của 2 doanh nghiệp, giám đốc một doanh nghiệp bất động sản tại TP. HCM cho rằng, giờ chỉ cần cơ quan chức năng công nhận huỷ kết quả trúng đấu giá với khu đất đã bỏ cọc là có thể nhanh chóng tổ chức đấu thầu lại trong quý I, vì thủ tục hồ sơ đã hoàn thành trong đợt đấu giá cũ rồi.
Nhận định về việc nếu được đưa ra đấu giá lại, vị giám đốc cho rằng, các doanh nghiệp có lẽ sẽ ngần ngại tham gia vì... sợ tai tiếng.
"Nhưng nên chăng, cần có quy định về việc yêu cầu đơn vị tham gia đấu giá phải có kinh nghiệm và phương án cụ thể thực hiện dự án sau khi trúng thầu", vị giám đốc nói.
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (HoREA), hiện quy định nộp tiền đặt cọc thấp hơn rất nhiều so với giá trúng đấu giá, dẫn tới một số trường hợp nhà đầu tư trúng đấu giá sau đó bỏ cuộc; hoặc có trường hợp dây dưa kéo dài…
"HoREA đề nghị xem xét thay thế quy định về tiền đặt trước trong Luật Đấu giá tài sản bằng quy định về “bảo đảm đấu giá” hoặc “tiền đặt cọc đấu giá” để đảm bảo sự thống nhất của các quy định pháp luật.
Đồng thời, bổ sung một số quy định cụ thể về việc người tham gia đấu giá phải có năng lực tài chính, không vi phạm quy định của pháp luật về đất đai", ông Châu đề xuất.
Và có một vấn đề khiến dư luận quan tâm hiện nay là điều gì sẽ xảy ra nếu như 2 doanh nghiệp còn lại cũng bỏ cọc nốt?
Theo phó tổng giám đốc một tập đoàn bất động sản lớn tại TP. HCM, việc đấu giá diễn ra công khai, minh bạch, đúng quy định…, nhưng hậu đấu giá mới có thể hình dung ra hết những câu chuyện đằng sau đó.
"Đầu tiên là nếu cả 4 công ty cùng bỏ cọc thì mặt bằng giá đất ở khu vực Thủ Thiêm đã tăng rồi, không về như cũ được.
Thứ hai, ngay sau vụ đấu giá đất Thủ Thiêm, thị trường chứng khoán đã dậy sóng liên tục trong chuỗi ngày dài. Những nhà đầu cơ hoặc những đơn vị liên quan đã được hưởng lợi quá lớn khi các cổ phiếu tăng phi mã.
Vì thế cũng có giả thiết, những đơn vị liên quan đã kiếm được món lợi khổng lồ, cao hơn gấp nhiều lần so với số tiền đã đặt cọc", vị này phân tích.
Theo khảo sát của phóng viên, các cổ phiếu của những công ty liên quan, đặc biệt là cổ phiếu lĩnh vực bất động sản vào giữa tháng 12/2021 đã tăng “điên cuồng” với nhiều phiên tím, chẳng hạn như các mã DIG, LDG, QCG, AMD, AGG, ITA, PTL, FLC, TLD, CEO, DRH....
Nhiều cổ phiếu của các doanh nghiệp đang sở hữu đất ở khu vực Thủ Thiêm cũng tăng vọt như NBB của Công ty Năm Bảy Bảy; CII của Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP. HCM. Chỉ tính riêng mã CII tại thời điểm này đã có gần 15 phiên trần.
Điều đáng nói trong số nhiều cổ phiếu tăng, có những doanh nghiệp báo cáo kết quả kinh doanh bết bát. Theo các chuyên gia, giá cổ phiếu vẫn tăng là vì nhà đầu tư kỳ vọng giá đất sẽ tiếp tục sốt và bất động sản vẫn là một kênh đầu tư an toàn.
Nhưng ngay sau khi thông tin công ty thành viên của Tập đoàn Tân Hoàng Minh bỏ cọc thì từ 12/1, các cổ phiếu đua nhau lao dốc, nằm sàn. Thị trường chứng khoán với cả năm tích luỹ bất ngờ giảm điểm không phanh.
Sau khi Công ty Bình Minh xin bỏ cọc, cổ phiếu bất động sản tiếp tục bị bán tháo vào ngày 9/2..
Trên thực tế 2 trong 4 doanh nghiệp tạo nên phiên đấu giá kỷ lục tại Thủ Thiêm vừa qua có tài sản dưới 100 tỷ đồng gồm Công ty Cổ phần Dream Republic và Công ty Cổ phần Sheen Mega.
Hai doanh nghiệp còn lại một đơn vị vừa thành lập là Công ty TNHH đầu tư và kinh doanh thương mại Bình Minh được thành lập ngày 24/9/2021, có vốn điều lệ 100 tỷ đồng nhưng đến ngày 3/12/2021 tăng vốn lên 200 tỷ đồng. Còn đơn vị còn lại hiện cũng đang báo kinh doanh thua lỗ. Điều đó cho thấy 4 lô đất trúng đấu giá đều thuộc về những doanh nghiệp chưa có tiếng và khá kín tiếng trên thị trường.
Công ty Dream Republic (trúng thầu lô đất 3-5) thành lập ngày 4/10/2017 với vốn điều lệ ban đầu 300 tỷ đồng, do bà Trần Thị Mộng Linh đứng vai trò đại diện pháp luật với cổ phần 40%. Hai người còn lại, ômg Đặng Minh Thắng với tỉ lệ góp vố 30%, ông Trương Ích Quốc với tỷ lệ 30%.
Cả ông Trương Ích Quốc và ông Đặng Minh Thắng đều đang là chủ của một số doanh nghiệp. Bản thân ông Quốc và ông Thắng cũng có góp vốn chung ở doanh nghiệp khác.
Ông Thắng còn đang đảm trách nhiều pháp nhân trong hệ sinh thái của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Trong đó, tại Công ty Cổ phần Công nghệ Innoware, ông Thắng là Chủ tịch HĐQT, 2 thành viên HĐQT còn lại là bà Trương Huệ Vân và ông Lâm Khắc Vinh. Bà Trương Huệ Vân sinh năm 1988, là thế hệ thứ tư của gia tộc họ Trương, đứng sau Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Được biết, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát hiện đang sở hữu rất nhiều dự án bất động sản đắc địa tại TP. HCM.
Công ty Cổ phần Sheen Mega (trúng thầu lô đất 3-8) được thành lập tháng 11/2019, đặt trụ sở tại quận 1, TP. HCM. Tổng giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật hiện là bà Nguyễn Thị Huyền. Nữ doanh nhân sinh năm 1985 còn là cổ đông sáng lập tại Công ty Đắc Vạn Hưng.
Riêng Công ty TNHH Bất động sản Ngôi Sao Việt là thành viên thuộc Tân Hoàng Minh Group. Và nhà đầu tư trả giá cao thứ 2 sau Tân Hoàng Minh là Công ty Cổ phần Capital One Financial, được thành lập vào tháng 9/2018.
Công ty này có vốn điều lệ là 1.500 tỷ đồng gồm 3 cổ đông chính: ông Trương Hồng Võ (nắm 40% cổ phần), ông Lâm Xương Diệu (nắm 26,7%) và ông Lý Vĩ Hiền (nắm 33,3%), đều là các cổ đông gốc Hoa có mối quan hệ với tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Bộ Xây dựng vừa kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật đấu giá đất, có yếu tố trục lợi trong đấu giá quyền sử dụng đất. Theo Bộ Xây dựng, vụ trúng đấu giá 4 lô đất vàng Thủ Thiêm cao bất thường, gấp nhiều lần giá khởi điểm đã khiến dư luận đặt ra nhiều nghi ngờ. Hiện đã có hai doanh nghiệp là Công ty TNHH Đầu tư bất động sản Ngôi Sao Việt, trúng đấu giá lô đất 3-12 (giá trúng đấu giá 24.500 tỷ đồng) và Công ty TNHH đầu tư phát triển thương mại Bình Minh trúng đấu giá lô đất 3-9 (giá trúng đấu giá 5.026 tỷ đồng) chấp nhận bỏ cọc, hủy hợp đồng mua đất. Hai doanh nghiệp còn lại dù đã quá hạn nộp tiền đợt 1 là 3 ngày nhưng hệ thống của Cục Thuế TP. HCM vẫn chưa thấy tiền vào tài khoản. Bộ Xây dựng cho rằng, hiện tượng bỏ giá rất cao một số lô đất rồi bỏ cọc, tạo mặt bằng giá ảo để thao túng thị trường, mua đi, bán lại nhiều lô đất trúng đấu giá, thu lợi bất chính đang diễn ra khá phổ biến ở nhiều nơi, một số vụ việc có tổ chức. Kết quả trúng đấu giá đất cao gấp nhiều lần giá khởi điểm đã tác động đến thị trường bất động sản khu vực. Với trường hợp đấu giá đất vàng Thủ Thiêm, kết quả trúng đấu giá 4 lô đất đã tác động đến mặt bằng giá đất, nhà ở, thị trường bất động sản khu vực Thủ Thiêm. Sau khi có thông tin kết quả trúng đấu giá 4 lô đất, giá rao bán đất nền, nhà ở khu vực Thủ Thiêm đã đồng loạt tăng nhưng giao dịch ghi nhận rất ít. |
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.