Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Theo báo Sankei, Nhật Bản đang cùng với Nga phát triển hai dự án liên quan đến khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) là Sakhalin 1 và Sakhalin 2. Trong bối cảnh các quốc gia Âu Mỹ đưa ra chủ trương chấm dứt nhập khẩu dầu mỏ từ Nga, chủ trương của Nhật Bản trong vấn đề này đang được dư luận quan tâm, theo dõi chặt chẽ.
Dự án Sakhalin 1 được triển khai với sự tham gia của tập đoàn Exxon Mobil của Mỹ (chiếm 30%), Nhật Bản (chiếm 30%), Ấn Độ (chiếm 20%), trong đó, Exxon đã tuyên bố rút khỏi dự án này. Trong 30% vốn của Nhật Bản, Bộ Kinh tế và Công nghiệp (METI) chiếm 50% và phần còn lại thuộc về 4 công ty tư nhân, trong đó có Itochu Corporation, Marubeni.
Đối với dự án Sakhalin 2, Nga đứng đầu với hơn 50% vốn đầu tư, số vốn còn lại thuộc về Shell, Mitsubishi Corporation và Mitsui. Trong số này, Shell đã tuyên bố rút khỏi dự án. Xét từ quan điểm đảm bảo nguồn cung năng lượng, dầu mỏ từ dự án Sakhalin 1 chủ yếu được cung cấp cho Trung Quốc và Hàn Quốc. Nhật Bản chủ yếu nhận nguồn khí thiên nhiên hóa lỏng từ dự án Sakhalin 2.
Một trong những lý do quan trong khiến Nhật Bản không thể từ bỏ dự án Sakhalin 2 đó là rất nhiều doanh nghiệp của Nhật Bản đang ký kết hợp đồng cung ứng LNG thông qua Sakhalin 2 và đang nhận được nguồn cung ứng ổn định, giá rẻ.
Công ty Gas Tokyo cho biết với tư cách là một nhà kinh doanh, không thể dễ dàng chấm dứt nguồn cung LNG từ Sakhalin 2 với mục đích trừng phạt đối với Nga. Trong các hợp đồng cung ứng LNG dài hạn, có quy định về điều khoản "nhận hàng - thanh toán", trường hợp do phía người mua mà hàng hóa không thể cung ứng, người mua sẽ phải thanh toán tiền tương ứng số hàng hóa không thể giao dịch. Nếu phía Nhật Bản đơn phương ngừng tiếp nhận LNG từ dự án Sakhalin 2, các công ty năng lượng Nhật Bản có nguy cơ phá sản.
Tokyo Gas, Kyushu Electric Power và Tohoku Electric Power phụ thuộc 10% nguồn cung ứng từ Sakhalin 2. Tuy nhiên, một số công ty có mức độ phụ thuộc cao là Toho Gas (20%) và Hiroshima Gas (50%) và những công ty này có thể rơi vào tình trạng "sụp đổ một cách nhanh chóng" nếu từ bỏ Sakhalin 2.
Các quốc giá Âu - Mỹ đã quyết định thoát khỏi sự phụ thuộc nguồn cung dầu mỏ của Nga trong năm 2022. Tuy vậy, nếu không có khuôn khổ hợp tác mang tính quốc tế, rất khó có thể hiện thực hóa chủ trương này và có thể xu hướng tăng giá dầu mỏ và khí đốt hiện nay mới chỉ là giai đoạn bắt đầu của chu kỳ tăng giá liên tục.
Chính phủ Nhật Bản đang nỗ lực bằng mọi cách để kiềm chế giá xăng, nhưng trong tương lai nếu giá dầu mỏ còn tăng cao đến mức không thể dự đoán, các chính sách của chính phủ rất khó phát huy hiệu quả. Khả năng cuộc chiến tranh giành dầu mỏ trên phạm vi toàn thế giới sẽ xảy ra.
Việc Chính phủ Nhật Bản và các doanh nghiệp có liên quan không thể hiện động thái rõ ràng về việc rút lui khỏi dự án Sakhalin là điều đúng đắn. Mỹ hiện có quy mô kinh tế, dân số và đảm bảo được nguồn tài nguyên và lương thực. Các quốc gia châu Âu tập hợp chung thành một khối và có khả năng tương trợ lẫn nhau.
Rõ ràng xét về địa chính trị và nhiều vấn đề liên quan khác, Nhật Bản có những đặc điểm riêng và các quốc gia cần thấu hiểu điều này. Bên cạnh đó, khi xét về mối quan hệ với Trung Quốc, việc từ bỏ nguồn cung từ Nga đồng nghĩa mức độ phụ thuộc của Nhật Bàn vào Trung Quốc cũng tăng lên.
Tại Nhật Bản đang có ý kiến chỉ trích rằng chính phủ cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc tìm kiếm nguồn cung thay thế để có thể cấm nhập khẩu sản phẩm dầu thô, LNG từ Nga. Có thể thấy, việc lên tiếng chỉ trích là rất đơn giản, nhưng thực tế triển khai lại là công việc khó khăn.
Trong bối cảnh xung đột, dịch bệnh như hiện nay, khi triển vọng kinh tế ổn định vẫn còn mờ mịt, điều quan trọng nhất đó là không thúc đẩy, tạo ra thêm các yếu tố bất ổn đối với nền kinh tế, trong đó có hoạt động của các doanh nghiệp trong lĩnh vực năng lượng.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.