Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Cùng đầu tư, nhưng liên minh… không tin nhau
Trước đó, Tổng cục Đường bộ Việt Nam (ĐBVN) đã có văn bản yêu cầu Công ty CP BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ dừng thu phí tại trạm thu phí BOT Pháp Vân Cầu Giẽ từ ngày 10/6/2019 nếu không thực hiện lắp đặt thiết bị sao lưu dữ liệu thu phí theo yêu cầu đang được dư luận quan tâm.
Cụ thể, sau khi có kết quả kiểm tra hoạt động thu phí tại trạm BOT Pháp Vân, ngày 13/5/2019, Cục QLĐB I – Tổng cục ĐBVN đã có văn bản số 817/CQLĐBI - KHTC báo cáo việc kiểm tra việc sao lưu dữ liệu thu phí tại Trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ Pháp Vân - Cầu Giẽ.
Báo cáo của Cục QLĐB I nêu, “Công ty CP BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ vẫn chưa thực hiện sao lưu dữ liệu thu phí theo yêu cầu. Tổng cục ĐBVN báo cáo Bộ GTVT phương án xử lý là yêu cầu dừng thu phí kể từ ngày 10/6/ 2019 cho đến khi Công ty cổ phần BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ thực hiện sao lưu dữ liệu thu phí dịch vụ theo đúng quy định”.
Vậy tại sao có chuyện BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ bị giám sát chặt chẽ? Còn nhớ, từ cuối 2015, do nghi ngờ Công ty cổ phần BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ báo cáo số liệu thu phí không chính xác, nên Công ty xây dựng công trình giao thông 1 (Cienco1) đã cho người lắp camera “đếm” phương tiện lưu thông trên tuyến. Như vậy, bản thân các đơn vị đầu tư đã không tin tưởng nhau và cho rằng có thất thoát thu phí.
Sau đó, Tổng cục ĐBVN đã phải lập Đoàn kiểm tra, giám sát việc thu phí tại trạm này trong 10 ngày (từ 18 giờ ngày 10/7/2016 đến 18 giờ ngày 20/7/2016). Kết quả số thu thực tế vé lượt trong 10 ngày lên tới 17,5 tỷ đồng (trung bình mỗi ngày 1,7 tỷ đồng), trong đó ngày cao nhất là 15/7 với số thu đạt hơn 1,9 tỷ đồng, khác xa số thu phí bình quân tại dự án này được báo cáo trước đó là 1,2 tỷ đồng/ngày.
Không để nhà đầu tư “che dấu” thu nhập
Trao đổi với VietnamFinance, ông Nguyễn Mai Bộ, ĐBQH tỉnh An Giang cho rằng: “Trong câu chuyện, nhà đầu tư phải sòng phẳng với nhau, nhà đầu tư có quyền thu phí còn Tổng cục quản lý, giám sát nhà đầu tư. Việc quản lý này là cần thiết nhằm minh bạch các hoạt động thu phí, để đảm bảo lợi ích của nhà đầu tư và cộng đồng”.
“Việc không chấp nhận thực hiện theo yêu cầu của cơ quản lý nhà nước chính là lý do để nhà đầu tư che dấu thu nhập. Tôi hoàn toàn ủng hộ yêu cầu của Tổng cục ĐBVN vì đây chính là câu chuyện sòng phẳng, minh bạch thu phí trong quan hệ pháp luật. Tôi hy vọng không chỉ thực hiện với riêng trạm BOT Pháp Vân mà còn triển khai rộng rãi với tất cả các trạm BOT khác trên cả nước”, ĐBQH Nguyễn Mai Bộ nói
Ảnh ông Nguyễn Mai Bộ, ĐBQH tỉnh An Giang
Còn theo ĐBQH Đỗ Văn Sinh, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, vấn đề minh bạch đòi hỏi ở tất cả các hệ thống đường giao thông của chúng ta là rất cần thiết. Đặc biệt, trong thời gian vừa qua việc tăng giảm phí của các dự án BOT có thể chưa minh bạch mới dẫn tới việc người dân phản đối không đồng tình.
“Bộ GTVT và Tổng cục ĐBVN đã làm rất quyết liệt về việc này. Đồng thời, đưa ra rất nhiều giải pháp để giải quyết những bất cập tại các dự án BOT. Tuy nhiên, chủ đầu tư các dự án cũng phải thực hiện theo quy định của pháp luật, thực hiện các yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước”, ĐBQH Đỗ Văn Sinh nhìn nhận vấn đề.
ĐBQH Đỗ Văn Sinh, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.
Trước việc yêu cầu nhà đầu tư sao lưu dữ liệu thu phí, ĐBQH Đỗ Văn Sinh cho rằng: “Việc Tổng cục ĐBVN yêu cầu chủ đầu tư Pháp Vân – Cầu Giẽ như vậy là để minh bạch hoạt động thu phí tại sao nhà đầu tư lại không làm? Nhà đầu tư không thực hiện được thì Tổng cục có quyền cho dừng thu phí là rất đúng đắn và cần thiết”.
Trước đó, lãnh đạo Công ty CP BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ cho biết: "Văn bản của Tổng Cục Đường bộ chỉ nhằm yêu cầu đơn vị lắp đặt thiết bị về sao lưu dữ liệu có thời gian 5 năm. Trước đó, của đơn vị chỉ là 1,5 năm. Văn bản yêu cầu đơn vị phải lắp đặt thiết bị về sao lưu dữ liệu có thời gian 5 năm, hoàn thành trước ngày 10/6. Nếu không thì báo cáo về Bộ GTVT chứ chúng tôi không làm gì mà phải dừng thu phí. Đơn vị sẽ lắp đặt xong thiết bị trước thời hạn".
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.