Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Bộ GTVT vừa có tờ trình 1068/TTr – BGTVT đề nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Dầu Giây - Tân Phú (giai đoạn 1) theo phương thức PPP (Hợp đồng BOT).
Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Dầu Giây - Tân Phú (giai đoạn 1) có tổng chiều dài khoảng 60,1 km, với điểm đầu tại Km0+000, kết nối với Quốc lộ 1 tại khoảng Km1829+500, trùng với điểm cuối cao tốc Tp HCM - Long Thành - Dầu Giây, thuộc địa phận huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai; điểm cuối tại Km60+100 (qua vị trí giao cắt với Quốc lộ 20 tại khoảng Km69+400), thuộc địa phận huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai (kết nối với dự án đường cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc.
Dự án được phân kỳ đầu tư giai đoạn 1 với quy mô 4 làn xe, chiều rộng nền đường 17m, vận tốc thiết kế 100 km/h. Tại các vị trí xử lý đất yếu, nền đường đào sâu, điểm dừng xe khẩn cấp, nút giao liên thông, công trình cầu trên tuyến thiết kế mặt cắt ngang theo quy mô giai đoạn hoàn chỉnh.
Dự án có tổng mức đầu tư là 8.365,651 tỷ đồng, trong đó phần vốn nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP chịu trách nhiệm thu xếp (bao gồm hoàn trả chi phí chuẩn bị Dự án theo quy định tại khoản 1 Điều 73 của Luật PPP) là 7.065,651 tỷ đồng; phần vốn nhà nước tham gia trong Dự án là khoảng 1.300 tỷ đồng.
Theo đề xuất của Bộ GTVT, phần vốn nhà nước chi trả kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư, hỗ trợ xây dựng công trình khoảng 1.300 tỷ đồng. Chi phí chuẩn bị Dự án của cơ quan có thẩm quyền, đơn vị chuẩn bị dự án PPP sẽ do Nhà đầu tư được lựa chọn chịu trách nhiệm hoàn trả về ngân sách nhà nước.
Với mức phí khởi điểm là 1.700 đồng/km/xe tiêu chuẩn, dự kiến tăng từ 200 đồng – 400 đồng/km/xe tiêu chuẩn sau mỗi 2 năm, Dự án dự kiến hoàn vốn trong vòng 20 năm 3 tháng.
Bộ GTVT dự kiến chuẩn bị Dự án từ năm 2021 – 2022; lựa chọn nhà đầu tư từ năm 2022 – 2023; giải phóng mặt bằng, tái định cư từ năm 2022 – 2023; thi công xây dựng công trình từ năm 2023 - 2025.
Việc đầu tư dự án đường cao tốc Dầu Giây - Tân Phú nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao, rút ngắn thời gian đi lại và giảm ùn tắc, tai nạn giao thông trên Quốc lộ 20; góp phần phát triển kinh tế xã hội các tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng nói riêng và cả nước nói chung; phù hợp với quy hoạch phát triển đường cao tốc đã được Thủ tướng phê duyệt.
Ngoài ra, việc đầu tư dự án đường cao tốc Dầu Giây - Tân Phú là dự án thành phần nằm trong tổng thể tuyến đường cao tốc Dầu Giây - Liên Khương có ý nghĩa đặc biệt quan trọng liên kết các tỉnh Đông Nam Bộ với khu vực Tây Nguyên, đặc biệt là Đồng Nai với tỉnh Lâm Đồng “là khu vực thí điểm xây dựng ngành nông nghiệp với mục tiêu biến ngành nông nghiệp của nước ta thành một trong các ngành công nghiệp lớn trong nước bằng cách đi sâu vào các sản phẩm sau chế biến có giá trị cao và tăng khả năng cạnh tranh quốc tế của ngành” và sự phát triển của thành phố Đà Lạt, vùng phụ cận.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.