'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Mới đây, chủ đầu tư nhiều dự án thành phần thuộc dự án xây dựng đường bộ cao tốc Bắc - Nam đã kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), Thủ tướng Chính phủ nhiều biện pháp gỡ khó cho các dự án thành phần của tuyến cao tốc này vì tình trạng thiếu nguyên vật liệu thi công và thiếu vật liệu đắp nền đường ngày càng nghiêm trọng.
Trao đổi với phóng viên ngày 10/6, ông Hoàng Tuấn Khoát, Phó giám đốc Ban quản lý dự án (BQLDA) 7, cho biết tình trạng khan hiếm vật liệu đắp nền đường, giá thép xây dựng và một số vật liệu khác tăng giá bất thường thời gian gần đây đã ảnh hưởng lớn đến kế hoạch và tiến độ thi công của nhà thầu nhiều dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam.
Tại dự án Vĩnh Hảo - Phan Thiết, cơ bản hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư. Hiện mặt bằng sạch đã được bàn giao cơ bản đảm bảo đủ điều kiện triển khai thi công của dự án, các nhà thầu đã huy động đủ thiết bị, nhân sự để thi công. Tuy nhiên, một số mũi thi công nền đường đang thi công cầm chừng do thiếu vật liệu đắp nền.
Theo ông Khoát, kết quả rà soát vật liệu đất đắp từ 32 mỏ có khả năng cung cấp cho dự án khoảng 4,61 triệu m3 nhưng nhu cầu vật liệu của dự án lên tới 9,2 triệu m3. Hiện nhà thầu đã thi công cơ bản xong khối lượng vật liệu tận dụng và đã ký hợp đồng cung ứng vật liệu đất đắp với 6/6 chủ mỏ.
Theo yêu cầu tiến độ thi công, dự án phải hoàn thành cơ bản công tác đắp nền vào cuối năm 2021, tuy nhiên đến nay đã qua sáu tháng mùa khô thuận lợi nhưng các nhà thầu mới triển khai đắp đất nền đường được 0,60/9,20 triệu m3 mà khối lượng chủ yếu (khoảng 0,50 triệu m3) là đất tận dụng. “Khối lượng thi công đắp đất nền đường còn lại khoảng 8,60 triệu m3 trong thời gian sáu tháng còn lại là rất nan giải” - ông Khoát nói.
Tương tự, một nhà thầu thuộc dự án cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây cho biết nhà thầu gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn đất để phục vụ đắp nền đường. Trong đó, chỉ tính riêng gói thầu số 3 cần khoảng 3,4 triệu m3 đất san lấp nhưng đến nay nhà thầu mới chỉ có khoảng 1,2 triệu m3 đất được tận dụng trong quá trình bóc tách khi thi công tuyến. Nếu tình trạng này tiếp tục diễn ra thì nhà thầu sẽ khó trong việc đảm bảo tiến độ dự án, công trình phải thi công cầm chừng.
Ông Hoàng Tuấn Khoát kiến nghị UBND tỉnh Bình Thuận chỉ đạo các sở, ngành và địa phương sớm xem xét và hoàn chỉnh thủ tục khai thác mỏ để đáp ứng nhu cầu vật liệu đất đắp cho dự án. Bên cạnh đó, công bố kịp thời, đầy đủ về đơn giá và chỉ số giá các loại vật liệu xây dựng có biến động lớn về giá cả trong thời gian qua để có cơ sở xử lý các vấn đề liên quan trong quá trình thực hiện dự án đầu tư.
Đồng thời kiến nghị Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành liên quan sớm xem xét và có giải pháp căn bản, đồng bộ về chủ trương để tháo gỡ những vướng mắc thủ tục về khai thác vật liệu đất đắp nền đường nhằm đáp ứng kịp thời và ổn định cho dự án. Đồng thời sớm xem xét và có giải pháp trước biến động giá bất thường của thép, một số loại vật liệu xây dựng nhằm tháo gỡ khó khăn, góp phần ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh của các nhà thầu.
Đối với đất đào tận dụng để đắp (khoảng 2 triệu m3), địa phương có văn bản đề nghị dự án phải đóng tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, phí tài nguyên, BQLDA 7 cho rằng việc này chưa có tiền lệ đối với các dự án đã thực hiện, sẽ gây phát sinh chi phí đầu tư của dự án. Từ đó kiến nghị Bộ GTVT xem xét và có ý kiến chỉ đạo.
Liên quan đến giá vật liệu tăng cao, ông Đinh Công Minh, Phó Giám đốc BQLDA 7, cho biết tại dự án cầu Mỹ Thuận 2, nhà thầu thi công đã có các văn bản báo cáo và BQLDA 7 cũng đã có kiến nghị gửi Bộ GTVT.
Theo đó, BQLDA 7 kiến nghị Bộ GTVT có ý kiến đề nghị UBND các tỉnh chỉ đạo Sở Xây dựng công bố kịp thời giá vật liệu xây dựng, chỉ số giá xây dựng phù hợp với mặt bằng, diễn biến giá của thị trường. Đối với các loại vật liệu xây dựng chủ yếu có biến động giá lớn (như giá thép, cát, đá...), cần công bố giá vật liệu xây dựng, chỉ số giá xây dựng hằng tháng hoặc sớm hơn. Từ đó, các bên tham gia hợp đồng áp dụng điều chỉnh giá hợp đồng, đảm bảo nguyên tắc chi phí đầu tư xây dựng được tính đúng, tính đủ và phù hợp mặt bằng giá thị trường.
Đồng thời đề nghị Bộ Xây dựng xem xét chấp thuận cho phép điều chỉnh giá hợp đồng theo hướng tách riêng các hạng mục công việc có sử dụng vật liệu thép để áp dụng công thức điều chỉnh giá riêng. Các hạng mục còn lại của hợp đồng cũng được áp dụng công thức điều chỉnh riêng. Các công thức này sẽ được xác định phù hợp theo hướng dẫn tại Thông tư số 07/2016 của Bộ Xây dựng.
Cơ chế đặc thù cho cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng Văn phòng Chính phủ đang lấy ý kiến các thành viên Chính phủ để ban hành nghị quyết áp dụng cơ chế đặc thù trong cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng cho dự án cao tốc Bắc - Nam. Theo đó, dự thảo nghị quyết sẽ cho phép UBND các tỉnh có dự án đi qua phê duyệt khu vực khoáng sản làm vật liệu xây dựng đã có trong quy hoạch, đủ tiêu chuẩn và chỉ phục vụ thi công đường cao tốc là khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản… Đối với khu vực khoáng sản cấp phép khai thác mới, dự thảo yêu cầu địa phương xem xét ưu tiên cấp phép cho nhà đầu tư, nhà thầu sau khi rà soát đủ điều kiện của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật. UBND các tỉnh cũng được giao sau khi khai thác đủ khối lượng cung cấp cho dự án, yêu cầu nhà đầu tư, nhà thầu thực hiện cải tạo phục hồi môi trường, đóng cửa mỏ, trả lại mỏ và đất đai cho địa phương để quản lý... V.LONG |
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.