Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Ông Nguyễn Viết Huy, Phó Vụ trưởng Vụ Đối tác công – tư (Bộ Giao thông vận tải) cho biết lợi nhuận của các nhà đầu tư trong các hợp đồng BOT giai đoạn 2011-2015 được xây dựng căn cứ theo quy định của Thông tư 166/2011 do Bộ Tài chính ban hành ngày 17/11/2011.
Theo đó, trong các hợp đồng BOT, lợi nhuận của các nhà đầu tư được khống chế ở mức 11%-12%/năm đối với phần vốn chủ sở hữu và không được tính lãi trong thời gian xây dựng.
"Lợi nhuận của các nhà đầu tư BOT giao thông trong nước như vậy là thấp so với các lĩnh vực khác. Qua tham vấn các nhà đầu tư nước ngoài, họ đều yêu cầu lợi nhuận kỳ vọng phải đạt 15%-17%/năm. Để thu hút được các nhà đầu tư trong nước tiếp tục tham gia vào lĩnh vực hạ tầng giao thông, nhất là các dự án cao tốc Bắc - Nam, vừa qua, Bộ Giao thông Vận tải đã kiến nghị Chính phủ cho phép nâng mức lợi nhuận của nhà đầu tư lên 14%", ông Huy nói trên tờ Giao thông.
Trước đó, ông Huy cũng từng chia sẻ rằng các dự án BOT giao thông có thời gian thu hồi vốn kéo dài, thông thường từ 20 - 25 năm, tiềm ẩn nhiều rủi ro chưa lường trước mà nhà đầu tư phải chịu. Do vậy, cần cho phép xác định mức lợi nhuận trên phần vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư để tính toán phương án tài chính ban đầu là 14%/năm, mức lợi nhuận chính thức của nhà đầu tư xác định thông qua đấu thầu.
Đồng thuận với đề xuất tăng lợi nhuận này, ông Nguyễn Tuấn Huỳnh, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc CIENCO4 từng bình luận: lợi nhuận đối với phần vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư quy định trong thời gian qua bị khống chế ở mức 11,5% là quá thấp. Lợi nhuận phải được điều chỉnh tăng lên ít nhất là 14% mới có thể thu hút được các doanh nghiệp tham gia đầu tư vào các dự án BOT trên cao tốc Bắc – Nam.
Trước đó, tại một hội nghị về BOT diễn ra hồi tháng 6/2016, ông Phạm Quang Dũng, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tasco, cũng đã phân trần: "Hợp đồng BOT chỉ quy định tỷ lệ lãi trên vốn chủ sở hữu 11 - 12%, trừ tất cả đi chỉ còn lãi 8 - 9%. Trong khi, cam kết lợi nhuận với cổ đông là 12 - 15%, vậy hỏi lợi nhuận ở đâu mà dư luận nói nhà đầu tư tranh nhau".
Ông Dũng cho rằng thời gian thu hồi vốn của các dự án BOT kéo dài tới 20 năm trong khi đồng tiền trượt giá mỗi năm 6 – 7% nên người hưởng lợi ở đây là nhà nước chứ không phải doanh nghiệp.
"Nói nhà đầu tư BOT như tội đồ, chúng tôi ái ngại và không còn hưng phấn đầu tư nữa. Nhà đầu tư BOT cũng gặp không ít khó khăn do các yêu cầu chặt chẽ từ cơ quan quản lý, để xin được chứng nhận đầu tư phải qua đủ 8 bộ ngành, rồi trong quá trình đầu tư phải kiểm toán, thanh tra. Điều này làm nản lòng nhà đầu tư", ông Dũng nói.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.